Thành phố đặc biệt nhất Việt Nam: Hà Nội sắp có thêm 4 quận mới

Hà Nội đặt lộ trình để 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận đầu năm 2025; Thanh Trì, Hoài Đức phấn đấu lên quận cuối năm 2025.
Sputnik
HĐND TP. Hà Nội trước đó đã thông qua chủ trương đề án lên quận của 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm vào năm 2023, nhưng việc này sau đó bị lùi lại.

Hà Nội phát triển các huyện lên quận

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) thành quận.
Theo đó, Hà Nội yêu cầu 5 huyện rà soát về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính. Nếu chưa đủ điều kiện thì có phương án sắp xếp, đảm bảo các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hà Nội giao huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Nội vụ, các đơn vị liên quan hoàn thiện lập hồ sơ Đề án và làm việc với các bộ, ngành thẩm định, phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận vào quý IV/2024 hoặc quý I/2025.
Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức được giao chủ động phối hợp với các sở ngành, cung cấp hồ sơ, số liệu phục vụ đánh giá tiêu chí; xây dựng giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí chưa đạt, trình Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận vào quý IV/2025.
Multimedia
Xóm Bến Vôi ngập nước ở ngoại thành Hà Nội
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, cả 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng đều còn diện tích đất nằm ngoài khu vực phát triển đô thị.
Trong đó, huyện Đan Phượng là đơn vị khó đáp ứng yêu cầu quy hoạch đô thị toàn bộ ranh giới huyện. Về thực hiện các tiêu chí, hầu hết các xã của 5 huyện nói trên chưa bảo đảm tiêu chí tự cân đối thu, chi ngân sách.
Trước đó, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua chủ trương đề án lên quận của 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm vào năm 2023, dự kiến trình Chính phủ và Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, việc này sau đó bị lùi lại.

Chưa đáp ứng tiêu chí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Từ chỗ chỉ có 4 quận lõi gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng, Hà Nội nay đã có 12 quận (thêm 8 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân).
Bí thư Hà Nội làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định, thành phố trực thuộc Trung ương phải có tỷ lệ quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện đạt từ 60% trở lên. Như vậy, Hà Nội phải có từ 18 quận trở lên, trong khi hiện mới chỉ có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện (đạt 43% đơn vị hành chính đô thị).
Chương trình 04 về xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn của Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 sẽ có 5 huyện thành quận (Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng), giai đoạn 2026-2030 có 3 huyện lên quận (Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh).
Trong số 5 huyện định hướng lên quận giai đoạn 2021-2025, huyện Đông Anh có quy mô lớn nhất với diện tích hơn 180 km2, dân số 380.000 người, gồm 23 xã, 1 thị trấn.
Huyện Gia Lâm xếp tiếp theo, với diện tích gần 115 km2, dân số khoảng 280.000 người, 20 xã và 2 thị trấn.
Huyện Hoài Đức có diện tích 82 km2, dân số trên 230.000 người, gồm 19 xã và 1 thị trấn.
Huyện Đan Phượng rộng hơn 77 km2, dân số trên 174.000 người, gồm 15 xã và 1 thị trấn.
Huyện nhỏ nhất là Thanh Trì với diện tích chỉ hơn 63 km2, dân số trên 200.000 người, gồm 15 xã và 1 thị trấn.

Thành phố đặc biệt nhất Việt Nam

Tại buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước hôm 23/7 ở Văn phòng Chủ tịch nước, có 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.
Cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho đoạn trên cao của metro Nhổn - ga Hà Nội
Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô, gồm thành phố phía Bắc sông Hồng với các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ.
Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô sẽ biến Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.
Thảo luận