Có sụt giảm nhưng không đáng kể
"Tháng 7 thường là thời điểm cao điểm của mùa mưa ở miền Nam và mùa nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Năm nay, chúng ta đã chứng kiến những đợt nắng nóng kỷ lục và mưa lớn bất thường, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch", một chuyên gia về biến đổi khí hậu chia sẻ với Sputnik.
"Các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã triển khai nhiều chiến dịch quảng bá du lịch quy mô lớn trong quý II và đầu quý III năm 2024. Họ cũng đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn về giá cả và dịch vụ, thu hút một phần không nhỏ khách du lịch vốn có thể đã chọn Việt Nam làm điểm đến."
“Tháng 7 thường là tháng cao điểm du lịch nội địa, đặc biệt 2 tuần cuối tháng 7, thời điểm học sinh - sinh viên được nghỉ hè và các gia đình đưa con đi nghỉ mát đông. Khách quốc tế và các hãng du lịch sẽ "né" thời điểm này để tránh đông đúc, chi phí đắt đỏ", bà Hương cho biết thêm.
Chất lượng dịch vụ và suy thoái kinh tế
"Mặc dù chúng ta đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những điểm yếu trong hệ thống giao thông, chất lượng lưu trú và dịch vụ hỗ trợ du lịch. Đặc biệt, tình trạng quá tải tại một số sân bay quốc tế trong dịp cao điểm đã gây ấn tượng không tốt cho du khách", anh Trần Minh Đức, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội cho biết.
"Chúng ta cần tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là những loại hình đang được ưa chuộng trên thế giới như du lịch wellness, du lịch ẩm thực, hay du lịch MICE (Hội nghị, hội thảo, triển lãm). Đồng thời, cần mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng như Trung Đông, Ấn Độ và Đông Âu để giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống", một chuyên gia du lịch chia sẻ với Sputnik.
Triển vọng cho các tháng cuối năm 2024
"Với các giải pháp đang được triển khai, chúng tôi kỳ vọng lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phục hồi từ tháng 9 và đạt mức tăng trưởng 15-20% trong quý IV so với cùng kỳ năm 2023. Mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 vẫn nằm trong tầm tay", đại diện một doanh nghiệp lữ hành cho biết.