Ông Tô Lâm đã có đủ cương vị để đi thăm một cường quốc là bạn bè truyền thống
“Điểm thứ hai là với chuyến đi thăm quan trọng này, Việt Nam khẳng định rằng đường lối ngoại giao cũng như chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không thay đổi, bất chấp sức ép từ phía Mỹ và phương Tây (EU) đang muốn lôi kéo Việt Nam ra xa cái mà họ gọi là “quỹ đạo của Trung Quốc”. Nếu ai đó có suy nghĩ rằng có thể làm được điều đó thì họ đã hoàn toàn nhầm lẫn. Bởi trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn có quỹ đạo của riêng mình mà không bao giờ bị sa vào “sức hút” của bất cứ quốc gia nào và cũng không bao giờ chịu sự ép buộc của bất kỳ nước nào, dù đó là các cường quốc”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận thêm trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Sẽ tiếp tục có những thỏa thuận mới làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
“Vấn đề thứ hai là quan hệ kinh tế song phương. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Còn xét về tổng kim ngạch thương mại hai chiều thì trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đại 94,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024. Cùng thời gian này, tuy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 54 tỷ USD nhưng ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam chỉ đạt 7,1 tỷ USD. Tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam – Mỹ trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 61,1 tỷ USD”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ thông tin với Sputnik.
“Vấn đề hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, du lịch chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều điểm mới trên cơ sở phát huy những điểm tương đồng và tôn trọng sự khác biệt của nhau; đồng thời, biến những sự khác biệt đó thành ưu thế có sức hấp dẫn trong trao đổi sản phẩm văn hóa, du lịch giữa hai bên, tạo tiền đề cho việc củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”, - Nhà nghiên cứu, chuyên gia về Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.