Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

UAV Trung Quốc ở Biển Đông không liên quan tới huấn luyện chung của Việt Nam và Philippines

© AP Photo / Jim GomezHải quân Trung Quốc mô phỏng một tình huống ứng phó khẩn cấp trên Biển Đông.
Hải quân Trung Quốc mô phỏng một tình huống ứng phó khẩn cấp trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2024
Đăng ký
Hoạt động của các lực lượng Việt Nam và Philippines về tìm kiếm, cứu hộ và phòng chống cháy nổ hoàn toàn mang tính chất dân sự, không sử dụng vũ khí, không giả định các tình huống xung đột vũ trang nên không thể gọi là “tập trận”.
Cái thói đưa tin kiểu “đánh lận con đen” của truyền thông Mỹ và phương Tây ngày càng làm lộ rõ bộ mặt kích động, chia rẽ của họ.
Ngày 9/8/2024, Việt Nam và Philippines hoàn thành diễn tập chung đầu tiên trên Biển Đông về tìm kiếm và cứu hộ cũng như phòng chống cháy nổ. Xung quanh sự kiện này có nhiều luồng ý kiến và bình luận. Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An về việc hai quốc gia có tranh chấp kéo dài về lãnh thổ trên Biển Đông lần đầu tiên đã có diễn tập chung trên Biển Đông.

Các hoạt động chung của các lực lượng chấp pháp Việt nam và Philippines hoàn toàn mang tính chất giao lưu hòa bình, hợp tác và không hề nhằm vào một nước thứ ba

Sputnik: Kính chào ông Nguyễn Minh Tâm! Việt Nam và Philippines là hai nước có tranh chấp kéo dài về lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng hai nước đã có cuộc “tập trận chung” như một số báo chí phương Tây và nước ngoài khác đưa tin (thực chất là đợt huấn luyện chung trên biển về tìm kiếm và cứu hộ cũng như phòng chống cháy nổ) vừa kết thúc hôm 9/8/2024. Hoạt động này lại diễn ra ngay sau khi Philippines vừa hoàn thành hai ngày tập trận hàng hải với quân đội Úc, Canada và Mỹ vào ngày 8/8. Ông đánh giá như thế nào về hoạt động này của Việt Nam và Philippines, đặc biệt trong tình hình đang căng thẳng tại khu vực này?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự:
Truyền thông Mỹ và phương Tây đã cố tình đánh tráo khái niệm về sự kiện này. Họ đã cố tình dùng danh từ “tập trận” trong khi đây chỉ là một chuyện thăm, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm huấn luyện cứu hộ cứu nạn trên biển giữa hai nước.
Trước hết, tàu Việt Nam thăm Philippines không phải là chiến hạm mà chỉ là tàu Cảnh sát biển 8002. Theo đó, Cảnh sát biển là lực lượng bán vũ trang thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên biển, không phải là Hải quân. Phía Philippines cũng sử dụng Lực lượng Bảo vệ bờ biển cũng là một lực lượng chấp pháp để thực hiện cuộc giao lưu này.
Quang cảnh thành phố Nha Trang của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Biển Đông
Giới quan sát đưa tin UAV Trung Quốc tắt bộ phát đáp bay ngoài khơi Việt Nam
Các hoạt động chung của các sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trên tàu CSB 8002 với Lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines là các hoạt động giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển; luyện tập các tình huống tìm kiếm cứu nạn và phòng, chống cháy nổ trên biển. Đây đều là các hoạt động hoàn toàn mang tính chất dân sự, không sử dụng vũ khí, không giả định các tình huống xung đột vũ trang nên càng không thể gọi là “tập trận”.
Sputnik: Còn các hoạt động chung của hải quân và không quân Mỹ, Australia, Canada cùng với Philippines từ ngày 7/8/2024 đến ngày 8/8/2024 cũng như các hoạt động chung của hải quân Philippines với Hải quân Mỹ ngày 31/7/2024 và Hải quân Nhật Bản ngày 2/8/2024 mới đích thị là những cuộc tập trận có tính quân sự rất rõ rệt.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự:
Chính xác! Với lý do đảm bảo, các quốc gia này đã huy động những tàu chiến mang theo vũ khí trang bị hạng nặng và trong nội dung hoạt động có khoa mục bắn đạn thật.
Các hoạt động này núp dưới cái vỏ “tăng cường tăng cường sức mạnh khu vực và quốc tế, hướng đến hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhưng thực chất là các hoạt động mang tính răn đe rõ rệt đối với Trung Quốc chỉ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Biển Đông, đi ngược lại xu thế hòa bình và ổn định trong khu vực. Trong khi đó, các hoạt động chung của các lực lượng chấp pháp Việt Nam và Philippines hoàn toàn mang tính chất giao lưu hòa bình, hợp tác và không hề nhằm vào một nước thứ ba.
Vì vậy, việc gọi hoạt động giao lưu của Cảnh sát biển Việt Nam với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ngày 9/8/2024 vừa qua là “tập trận” một mặt thể hiện sự thiếu hiểu biết của những hãng truyền thông đã đưa tin như thế, đồng thời thể hiện sự lố bịch của họ khi cố tình xuyên tạc nội dung sự kiện này nhằm mục đích kích động chạy đua vũ trang vào bạo lực, gây ra sự ngờ vực, hiểu sai của dư luận trong khu vực đối với Việt Nam.

Nguyên nhân các UAV Trung Quốc xuất hiện ở Biển Đông

Sputnik: Theo thông tin từ Global Defense News, Newsweek và Reuters, trong chưa đầy một tuần, máy bay không người lái (UAV) được xác định là loại Wing Loong-10 (WZ-10) của Trung Quốc đã bay gần bờ biển Việt Nam, ngày 2/8 và 7/8 (ngày 2/8, một máy bay WZ-10 xuất phát từ đảo Hải Nam, bay cách bờ biển Việt Nam khoảng 100 km và quay trở lại sau khi đến ngang thành phố Nha Trang. Ngày 7/8, một máy bay WZ-10 cất cánh từ đảo Hải Nam của Trung Quốc và đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bay dọc bờ biển khoảng 800 km và sau đó quay đầu ở địa điểm gần thành phố Phan Rang-Tháp Chàm). Những chuyến bay này diễn ra chỉ vài ngày sau khi có thông tin về cuộc diễn tập chung trên biển lần đầu tiên giữa Việt Namvà Philippines. Theo đánh giá của ông, Trung Quốc muốn thể hiện điều gì? Thực chất hoạt động của Trung Quốc là gì?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự:
Trên thực tế thì việc việc Trung Quốc triển khai các UAV quân sự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị phía Việt Nam phản đối từ lâu. Tuy nhiên, việc các UAV WZ-10 của Trung Quốc xuất hiện ở Biển Đông không hẳn là nhằm vào Việt Nam. Mục đích căn bản việc Trung Quốc điều động các UAV trong các ngày 2/8 và 7/8/2024 là nhằm trinh sát các cuộc tập trận của Philippines với các đối tác Nhật Bản, Mỹ, Canada và Australia đã diễn ra vào 2 ngày nói trên.
Ấy thế nhưng các hãng truyền thông Global Defense News, Newsweek và Reuters lại đã đưa tin một cách xuyên tạc khi diễn giải nguyên nhân các UAV Trung Quốc xuất hiện ở Biển Đông vì có thông tin về cái mà họ gọi là cuộc diễn tập chung trên biển lần đầu tiên giữa Việt Nam và Philippines. Trong khi đó chỉ là các hoạt động giao lưu của lực lượng chấp pháp hai bên. Và cuộc giao lưu đó mãi tới ngày 9/8/2024 mới diễn ra mà không có UAV của Trung Quốc bay vào Biển Đông.
Cái thói đưa tin kiểu “ăn đứng dựng ngược” và “đánh lận con đen” của truyền thông Mỹ và phương Tây ngày càng làm cho họ lộ rõ bộ mặt kích động, chia rẽ và chỉ càng làm cho uy tín của họ bị hạ thấp hơn nữa trước dư luận thế giới mà thôi.
Ngoại trưởng Malaysia Mohamad Hassan - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Biển Đông
Thành viên nào của ASEAN theo chủ nghĩa xét lại nhiều hơn: Malaysia hay Philippines?

“Việc nào ra việc đó”. Về những luận điệu mập mờ đánh lận con đen của báo chí nước ngoài

Sputnik: Một số chuyên gia đánh giá rằng, việc Việt Nam tập trận chung với Philippines trong thời điểm hiện tại, và hơn nữa, Việt Nam vừa mới nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý trên biển lên Liên Hợp Quốc, là Việt Nam muốn thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc cho công chúng trong nước xem, đồng thời cố gắng gia tăng lợi thế thương lượng của ông Tô Lâm đối với Trung Quốc. Ông có bình luận gì về đánh giá trên?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích chính trị và quân sự:
Người Việt Nam có câu “việc nào ra việc đó”. Chuyện tranh chấp vùng thềm lục địa kéo dài giữa Việt Nam và Philippines không phải bây giờ mới có. Cũng như việc tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Philippines với Trung Quốc cũng không phải bây giờ mới có. Tuy nhiên, người Việt Nam luôn lấy đối thoại thay cho đối đầu, lấy đàm phán thay cho bạo lực, lấy ổn định thay cho xung đột, kiên định mục tiêu hòa bình thay cho kích động bạo lực và chiến tranh. Vì vậy, việc giao lưu hòa bình giữa Việt Nam với các quốc gia có tranh chấp về biển đảo là hoàn toàn tuân thủ phương châm đó.
Không chỉ riêng đối với Philippines, Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc tuần tra chung của Cảnh Sát Biển với Hải Cảnh Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ. Những hoạt động này nhằm tăng cường tin cậy, giảm thiểu rủi ro va chạm và kéo giảm căng thẳng mà không hề nhằm chống lại bên thứ ba. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch.
Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2024
Biển Đông
Xung quanh chuyện đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh
Người Việt Nam cũng có câu: “Đừng nên đòi lấy cái gì không phải của mình”. Vì vậy, người Việt Nam chỉ có yêu cầu đối với những gì mà pháp luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, quy định cho Việt Nam được hưởng. Bản đề xuất của Việt nam lên Liên Hợp Quốc về quyền lợi đối với thềm lục địa kéo dài của Việt Nam không xâm phạm chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào khác nên Việt Nam không phải đàm phán để xin xỏ bất kỳ ai.
Vì vậy, cũng như các luận điệu sai trái về tính chất cuộc giao lưu của các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt nam và Philippines, những luận điệu mập mờ đánh lận con đen trong việc các UAV của Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông; luận điệu nói rằng “Việt Nam muốn thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc cho công chúng trong nước xem, đồng thời cố gắng gia tăng lợi thế thương lượng của ông Tô Lâm đối với Trung Quốc” đều là những luận điệu xuyên tạc nhằm thao túng tâm lý người dân trong nước Việt Nam, gây phân tâm trong dư luận nhân dân, đồng thời kích động để phá hoại các quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Sputnik: Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала