Những trang sử vàng

Phải chăng tên lửa mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam DCCH là lỗi thời?

Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik tiếp tục câu chuyện về các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã giúp Việt Nam làm nên Chiến thắng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
Sputnik

“Vũ điệu với tử thần” trên bầu trời Việt Nam DCCH

Hệ thống tên lửa Dvina của Liên Xô và các chiến binh tên lửa lần đầu tham chiến chống lại máy bay Mỹ vào ngày 24 tháng 7 năm 1965. Ngày này được ghi vào lịch sử là ngày ra quân đánh thắng trận đầu và trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa Việt Nam. Kể từ ngày này, máy bay Mỹ bắt đầu chịu thiệt hại nặng nề do hỏa lực tên lửa. Không một cuộc đột kích nào, nếu có hệ thống tên lửa dọc theo tuyến đường của nó, không phải là không gây tổn thất cho kẻ xâm lược. Phi công Mỹ không còn cảm thấy “làm chủ bầu trời Việt Nam” như trước nữa. Đã có trường hợp phi công Mỹ nhảy dù ngay lập tức khi nhìn thấy tên lửa Liên Xô phóng. Các phi công khác hướng máy bay của họ về phía tên lửa và ngay lập tức hạ xuống độ cao thấp. Nhưng ở đó lính Việt Nam đã tiêu diệt chúng bằng hỏa lực phòng không và đôi khi cả súng máy. “Vũ điệu tử thần” là tên gọi mà các phi công Mỹ sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam, mô tả những động tác nhào lộn mà họ buộc phải thực hiện trên không khi cố gắng tránh những quả tên lửa sấm sét đang nhắm vào máy bay Mỹ. Với nhiều phi cơ Mỹ, “vũ điệu” này đã kết thúc bằng thảm kịch. Còn “biên đạo” của những “vũ điệu” này là các chuyên gia tên lửa Việt Nam và Liên Xô sát cánh bên nhau bảo vệ bầu trời của nước Việt Nam DCCH.
Những trang sử vàng
Các chuyên gia Liên Xô kề vai sát cánh trong các trận đánh cùng với bộ đội tên lửa Việt Nam
Hiệu quả của việc bắn tên lửa từ mặt đất buộc bộ máy quân sự Mỹ phải khẩn trương phát triển các biện pháp đối phó. Người Mỹ bắt đầu cuộc săn lùng khốc liệt các hệ thống tên lửa phòng không từ trên không. Vì vậy, vào cuối năm 1967, hoàn toàn bất ngờ đối với các chuyên gia tên lửa, máy bay Mỹ trong hầu hết các trường hợp trở nên bất khả xâm phạm đối với tên lửa. Hơn nữa, tên lửa từ máy bay Mỹ bắt đầu tấn công chính xác các hệ thống tên lửa phòng không trên mặt đất.

Người Mỹ đặt cược vào tên lửa chống radar Shrike

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Matxcơva, tiền thân của Sputnik, thiếu tướng Alexander Stuchilov, chuyên gia phòng không cao cấp Liên Xô tại Việt Nam vào cuối những năm 1960, cho biết: “Trong cuộc chiến Ả Rập - Israel vào mùa hè năm 1967, người Israel đã chiếm được một số hệ thống tên lửa Liên Xô phục vụ trong quân đội Ai Cập cùng loại với những chiếc được cung cấp cho Việt Nam. Các chuyên gia Mỹ nghiên cứu cẩn thận, tìm ra cách can thiệp vào hệ thống dẫn đường. Ngoài ra, người Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa chống radar Shrike với đầu đạn thụ động. Khi phi công Mỹ phát hiện ra chùm tia radar của tên lửa từ mặt đất, anh ta sẽ phóng Shrike. Tên lửa này đi chính xác dọc theo chùm tia và đánh trúng ăng-ten của hệ thống tên lửa. Vì vậy, tên lửa của Liên Xô ở Việt Nam đã bị "mù", nhưng chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, trong những ngày này, đại diện Bộ chỉ huy quân sự Việt Nam đã hơn một lần khiển trách lãnh đạo nhóm chuyên gia Liên Xô, cáo buộc “Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những quả tên lửa lỗi thời, không thể được sử dụng”.

Những trang sử vàng
Tên lửa Liên Xô xoá tan huyền thoại "bách chiến bách thắng" về B-52 trên bầu trời Việt Nam

Dvina của Liên Xô chống lại Shrike của Mỹ

Sự vô lý của những cáo buộc như vậy đã quá rõ ràng đối với các chuyên gia Liên Xô đến nỗi họ thậm chí không tranh luận mà quyết định chứng minh sự thật bằng hành động. Một nhóm các chuyên gia quân sự từ Matxcơva khẩn trương đến giúp đỡ. Bằng nỗ lực chung, hàng loạt các biện pháp được áp dụng và triển khai nhanh chóng nhằm hoàn thiện các hệ thống tên lửa đang trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam, chống lại chiến thuật mới của Mỹ chế áp các hệ thống phòng không. Bây giờ, khi máy bay Mỹ bắn Shrike nương theo chùm tia radar từ mặt đất, các chuyên gia Liên Xô quay chùm tia đi hướng khác, tắt trạm dẫn đường. Kết quả là Shrike rơi cách vị trí tên lửa 3 hoặc 4 km. Điều nguy hiểm nhất đối với Shrike là việc bật và tắt tức thời hai trạm radar gần đó, tạo ra hiệu ứng nhấp nháy. Kết quả là Shrike bắt đầu lắc lư và rơi xuống trước khi chạm tới mục tiêu. Một kế hoạch "mồi bẫy" cũng được đưa ra - dùng một máy phát lệnh vô tuyến điều khiển tên lửa mà không phóng đạn, khiến phi công Mỹ hiểu lầm. Nhận được tín hiệu như vậy trên radio dường như có một quả đạn phóng lên – các phi công lập tức bắt đầu thực hiện các thao tác chống tên lửa, do đó hiệu quả hoạt động của họ đối với các mục tiêu thực sự bị giảm mạnh.
Bằng cách chống lại Shrike, những người lính tên lửa đã cho thấy một ví dụ tuyệt vời về cách ứng xử trong trận chiến. Các chuyên gia điều khiển tổ hợp tên lửa phải nhận thấy thời điểm khi dấu chỉ mục tiêu trên màn hình radar có một thay đổi nhỏ mà đó là thời điểm tên lửa Shrike tách khỏi máy bay. Sau đó phải ngay lập tức làm cho tín hiệu radar đổi hướng và tắt trạm hướng dẫn. Mặc dù tên lửa Shrike có thiết bị lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ, nhưng, động thái đó đảm bảo để nó không thể bay đúng vào mục tiêu vì Shrike sử dụng hệ thống dẫn đường bằng tia radar thụ động. Sau đó, chuyên gia điều khiển tổ hợp tên lửa dựa vào những kinh nghiệm và khả năng linh cảm của mình lại mở trạm radar và các binh sĩ tiếp tục bắn vào máy bay địch. Để thực hiện động thái đó phải có sự trấn tĩnh và khả năng tự chủ. Đây là thời điểm khi chỉ có một phần giây giữa sự sống và cái chết. Bởi vì nếu chuyên gia không nhận thấy kịp thời một thay đổi nhỏ trong dấu chỉ mục tiêu trên màn hình radar vào lúc Shrike tách khỏi máy bay thì tổ hợp tên lửa bị tiêu diệt. Chỉ những người có lòng can đảm mới cỏ thể thực hiện động thái như vậy, - Thiếu tướng Anatoly Pozdeev, người từng tham chiến ở Việt Nam giai đoạn 1970-1971, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Những trang sử vàng
Những quả đạn tử thần bắn hạ máy bay từ mặt đất
"Trong tình huống này các binh sĩ của tổ hợp tên lửa đều nhận thức được rằng, tất cả họ có thể chết sau một vài giây. Có ý muốn nhảy ra khỏi cabin điều khiển radar, nhanh chóng chạy trốn vào đâu sẽ an toàn hơn. Nhưng, cảnh như vậy không bao giờ xảy ra. Mọi người đều có ý thức trách nhiệm cao, tất cả ở lại tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu - bắn rơi các máy bay Mỹ. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tên lửa Nga, các binh sĩ Việt Nam cũng nắm vững được và thường xuyên thực hiện động thái này".
Những cải tiến của hệ thống phòng không Dvina đã làm tăng đáng kể hiệu suất chống máy bay địch. Nếu vào cuối năm 1967, khi các hệ thống tên lửa phòng không thực sự khó khăn trước sự can thiệp của Mỹ - mức tiêu thụ đạn trên mỗi máy bay bị bắn hạ là 9-10 quả, thì mức tiêu thụ trong năm 1968 là 4-5 đạn tên lửa cho mỗi máy bay bị bắn hạ, và mức tiêu thụ đó đã duy trì cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Thảo luận