“Telegram là một công cụ rất mạnh trong tay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho phép bộ này động viên các phong trào chống đối và ủng hộ về chính trị để chống lại các nước độc tài. Đây là lý do tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại yêu thích nền tảng này đến vậy từ năm 2014 đến năm 2020… bởi vì nhờ những tính năng độc đáo và tính ẩn danh của nó nên chúng tôi có thể tài trợ cho các nhóm hoặc các nhà hoạt động chính trị", - ông Benz nói.
Theo cựu cán bộ ngoại giao Mỹ, Washington đã nhiều lần sử dụng nền tảng này vào các mục đích như vậy, bao gồm cả ở Belarus, Iran và Trung Quốc.
Bình luận về vụ bắt giữ người đồng sáng lập Telegram Pavel Durov ở Pháp, ông Benz bày tỏ quan điểm rằng ở giai đoạn này không thể nói một cách dứt khoát về sự liên quan của Nhà Trắng trong những sự kiện đó.
“Chúng ta không biết liệu có sự chuẩn y, can thiệp trực tiếp hay không có gì tương tự như vậy. Lý do tôi nói điều này là vì Quốc hội Mỹ, cơ quan có nhiệm vụ đưa ra câu trả lời cho chúng ta, lại không làm như vậy”, - ông Benz kết luận.