Biển Đông

Bắc Kinh phản đối tuyên bố của EU về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại EU tuyên bố Trung Quốc kiên quyết bác bỏ và phản đối các cáo buộc của EU chống lại nước này liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông).
Sputnik
Theo một tuyên bố được đăng trên trang web chính thức của phái đoàn hôm thứ Hai, Cơ quan Ngoại giao Châu Âu trước đó đã “lên án hành động nguy hiểm của các tàu cảnh sát biển Trung Quốc đối với các tàu Philippines ở Biển Nam Trung Hoa”.
Như phái đoàn ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, EU không phải là một trong các bên trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa và không có quyền “chỉ bảo”.
“Không chú trọng đến các sự kiện, lẫn lộn giữa sự thật và giả dối, EU công khai ủng hộ những hành động khiêu khích của Philippines đang vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”, - tuyên bố nêu rõ.
Biển Đông
Philippines từ chối đề xuất của Mỹ hỗ trợ ở Biển Đông
“Phía Trung Quốc mạnh mẽ lên án, kiên quyết phản đối và bác bỏ các cáo buộc của EU”, - phái đoàn ngoại giao nói thêm.
Trung Quốc kêu gọi EU duy trì thái độ khách quan và công bằng, thận trọng trong lời nói và hành động về vấn đề Biển Nam Trung Hoa, chân thành tôn trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này Phái đoàn ngoại giao lưu ý rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp kiên quyết theo luật pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải và lợi ích của mình ở Biển Nam Trung Hoa.
Gần đây, tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền liên tục xảy ra các vụ việc liên quan đến tàu thuyền của hai bên, trong đó có những vụ nghiêm trọng, như việc tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi tàu tuần duyên Philippines ra khỏi khu vực tranh chấp. Trong một sự cố như vậy, trên tàu cảnh sát biển Philippines “tình cờ” có mặt các đội phóng truyền hình của Vương quốc Anh, khiến vụ việc được công khai ở tất cả các quốc gia nói tiếng Anh. Ở Trung Quốc nhiều người coi những vụ việc này là hành động khiêu khích chống lại lợi ích của Trung Quốc, chống lại hòa bình và ổn định ở vùng Biển Nam Trung Hoa trong bối cảnh hoạt động “viễn chinh” thường xuyên của các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ ở đây dưới chiêu bài đảm bảo tự do hàng hải thế giới trong vùng biển Đông Nam Á.
Trước đó, Cục Cảnh sát biển Trung Quốc cho biết ngày 31 tháng 8 một tàu cảnh sát biển Philippines đã “cố tình” đâm vào một tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp gần Rạn san hô Sabin thuộc quần đảo Nam Sa (tên quốc tế là Quần đảo Spratly, Việt Nam gọi là Quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền).
Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Các nước ngoài khu vực không nên gây đối đầu ở biển Hoa Nam (Biển Đông)

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Thảo luận