“Vũ khí ẩn giấu trong các thiết bị liên lạc di động sẽ gây ra nỗi kinh hoàng và sợ hãi ở nhiều người. Điều này ít nhất có thể làm giảm nhu cầu thị trường”, - Marc Ostwald, nhà kinh tế trưởng tại ADM Investor Services International, nói với Sputnik.
Chính phủ Lebanon đổ lỗi vụ tấn công cho Israel, cáo buộc Tel Aviv thực hiện hành vi khủng bố.
Hasan Abdullah, nhà phân tích, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược và An ninh Toàn cầu, cho biết với sự "hỗ trợ gần như vô điều kiện" dành cho Israel của một số nước phương Tây, một số quốc gia trong số đó có thể đã thông đồng với Tel Aviv.
“Mỹ sẽ là quốc gia chịu sự thiếu hụt niềm tin lớn nhất với các khách hàng của mình, chủ yếu là do sự hợp tác rất chặt chẽ với Israel”, - Abdullah nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Chuyên gia lưu ý Hoa Kỳ từ lâu đã là một trong những nhà cung cấp thiết bị liên lạc lớn nhất, bao gồm cả mục đích quân sự, cho Nam bán cầu, đồng thời cho biết thêm các vụ nổ gần đây có thể khiến thế giới đang phát triển xa lánh các nhà sản xuất phương Tây.
Trước đó, nhà nghiên cứu Mehmet Rakipoglu và nhà phân tích quân sự Alexey Leonkov nói với Sputnik rằng họ không loại trừ sự liên quan của Mỹ trong vụ tấn công khủng bố ở Lebanon.
Tờ Intercept đưa tin hôm thứ Tư rằng quân đội Mỹ đã nghiên cứu khả năng lắp bom điều khiển từ xa vào các thiết bị vô hại từ những năm 1960.
Abdullah cho biết, Trung Đông và các nước đang phát triển khác có thể sẽ chuyển sang sử dụng các công ty công nghệ từ Nga, Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại sự tham gia của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho an ninh của mình.
Ostwald và Abdullah tin có thể thực hiện một loạt biện pháp để ngăn chặn các vụ đánh bom bí mật, từ điều tra quy trình sản xuất đến thành lập các cơ quan giám sát quốc tế để giám sát việc sản xuất và cung cấp.