Vào đầu tháng 9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng Israel sẽ không dừng lại ở Dải Gaza và sẽ thực hiện các hoạt động ở Lebanon và Syria, sau đó “sẽ muốn có các vùng lãnh thổ của chúng tôi nằm giữa sông Tigris và Euphrates”. Hôm thứ Ba, ông Erdogan lặp lại quan điểm này.
Cuộc khảo sát của công ty, được thực hiện hôm thứ Tư, bao gồm 1.100 người tham gia. “89,4% số người được hỏi trả lời “có” cho câu hỏi liệu cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ có thể xảy ra hay không”, công ty nghiên cứu Areda cho biết trong thông cáo báo chí.
Theo dữ liệu của nghiên cứu Areda, câu hỏi tương tự đã được đặt ra trong những tháng trước, khi số người tin tưởng vào sự hiện diện của mối đe dọa từ Israel là dưới 82%.
Ngày 1/10, Iran đã bắn tên lửa quy mô lớn lần thứ hai trong lịch sử vào Israel, gọi đây là hành động tự vệ. Quân đội Israel cho biết khoảng 180 tên lửa đạn đạo đã được bắn, hầu hết đều bị đánh chặn. Video trên mạng xã hội ghi lại hậu quả của đạn pháo rơi ở nhiều vùng khác nhau của Israel. Theo chính quyền Israel, vụ pháo kích không gây thương vong cho người dân nước này. Một số phương tiện truyền thông đưa tin về cái chết của một người, có lẽ là người Palestine đến từ Dải Gaza, ở bờ Tây sông Jordan.
Người Iran cho rằng tên lửa đã bắn trúng các mục tiêu quân sự của Israel; người Israel nói thiệt hại là “tối thiểu”. Họ hứa sẽ tấn công trả đũa và Hoa Kỳ sẽ đến trợ giúp đồng minh chính của họ ở Trung Đông. Sau vụ Iran tấn công tên lửa vào Israel, Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thất bại ở Trung Đông, thể hiện sự bất lực hoàn toàn trong việc giải quyết khủng hoảng.