"Hầu hết tất cả các chính trị gia phương Tây đều hiểu Ukraina sẽ phải cam chịu thôi. Nhưng tôi nghĩ cho đến nay rất ít người sẵn sàng nói công khai về điều này. Và khi họ nói về một hiệp ước hòa bình, họ luôn muốn nói đến một loại thỏa thuận nào đó về bản chất sẽ buộc Nga đầu hàng và từ bỏ các vùng lãnh thổ sáp nhập, nhân nhượng Ukraina.Vấn đề là điều này sẽ không xảy ra”, - ông nói.
Theo giáo sư, chính sách đối ngoại của Mỹ và NATO từ lâu đã thuyết phục các nước như Nga hay Iran rằng họ không thể tỏ ra yếu kém hay tuân thủ trước mặt Washington.
"Tôi nghĩ Nga và Iran đã nhận ra họ không thể nhượng bộ Hoa Kỳ. Chỉ có một cách để đối phó với Hoa Kỳ - chơi cứng rắn với họ ngay từ đầu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu yếu kém nào, thì Mỹ chắc chắn sẽ tận dụng được điều này”, - Mearsheimer kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.