Chiến sĩ này thuộc tổ lái của một trong hai chiếc xe tăng xông vào cứ điểm của địch.
“Chỗ đó chỉ cách quân địch 20-30 mét, tình cờ phát hiện ra một chốt chiến đấu như vậy, chúng tôi đừng yểm trợ, chiếc xe kia tiến lên, chúng tôi đổi cứ thế đổi vị trí cho nhau để tiến lên. Chúng tôi ngóng mãi mà chưa thấy quân mình đâu, rồi cuối cùng cũng thấy họ ra, cánh bộ binh chở họ ra”, - người thợ máy kiêm lái xe nói.
Khi hỏi chuyện gì đã xảy ra, “Svarnoy” nhận được câu trả lời là chiếc xe tăng đó “xệ bụng” ngay trước chốt chiến đấu của địch, thế nên tổ lái quyết định cứu xe.
Các kíp xe cùng với ban chỉ huy nhanh chóng xử lý tình hình và triển khai các biện pháp giải cứu chiếc xe bị mắc kẹt. Ba người chúng tôi lên xe rời đi: hai lái xe và một trưởng xe.
“Chúng tôi đến đó tìm thấy chiếc xe tăng kia, tôi không biết quân địch ra sao khi thấy chúng tôi tiến vào sát mũi chúng”, - “Svarnoy” cười giải thích.
Trưởng xe nhảy ra ngoài và nối dây cáp vào hai chiếc xe tăng, trước đó anh đã ra lệnh “Svarnoy” không được rời khỏi xe trong bất kỳ trường hợp nào. Thợ máy thứ hai ngồi lên chiếc xe tăng bị kẹt.
“Tôi nhủ thầm: “Ta đi nào bạn thân yêu ơi!”, khởi động đi, tôi thấy khói bốc ra từ ống xả – nó được khởi động từ trên không, lúc ấy tôi bắt đầu kéo, kéo rồi lại kéo từng nhịp một.– Tôi kéo được nó ra, khoảng năm mét thì ổn! Chiếc xe tăng thứ ba xông vào ra che chắn cho chúng tôi, chuyển hướng chú ý của địch về phía mình, thế mà đạn vẫn cứ vãi về phía chúng tôi”, - người quân nhân nói thêm.
Khi quay về hậu phương, tổ lái hỏi người chỉ huy mất bao lâu để hoàn thành nhiệm vụ này. Hóa ra toàn bộ cuộc giải cứu diễn ra trong ba phút, thế mà đối với người lái xe tưởng chừng như cả tiếng đồng hồ.