“Có một logic mang tính chiến lược trong việc tăng cường cho Ukraina về mặt chính trị và quân sự để buộc (Tổng thống Nga Vladimir) Putin ngồi vào bàn đàm phán, nhưng tôi phải thừa nhận rằng điều này có vẻ như là một viễn cảnh rất xa vời”, - ông Borrell nói khi tổng kết cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao EU tại Luxembourg.
Như Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, vẫn chưa có bất kỳ đề xuất nghiêm túc nào nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina; những tin tức về chủ đề này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phương Tây “như con quỷ nhỏ bất thần bật ra từ hộp nhạc đồ chơi “jack-in-the-box”.
Vào tháng 6 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các sáng kiến nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina bằng con đường hòa bình: Moskva sẽ ngay lập tức ngừng bắn và tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi quân đội Ukraina rút khỏi lãnh thổ các khu vực mới sáp nhập của Nga. Ngoài ra, ông nói thêm, Kiev phải tuyên bố từ bỏ ý định gia nhập NATO và thực hiện phi quân sự hóa và phi quốc xã hóa đất nước, cũng như chấp nhận quy chế trung lập, không liên kết phe khối và phi hạt nhân. Nhà lãnh đạo Nga cũng đề cập đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga.
Sau cuộc tấn công khủng bố của LLVT Ukraina vào tỉnh Kursk của Nga, Tổng thống Putin gọi việc đàm phán với những kẻ “tấn công bừa bãi vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự hoặc cố gắng tạo ra mối đe dọa đối với các cơ sở năng lượng hạt nhân” là điều không thể. Trợ lý Tổng thống Nga, ông Yury Ushakov sau đó nói rằng các đề xuất hòa bình của Moskva về giải pháp cho Ukraina do nguyên thủ nước Nga lên tiếng trước đó vẫn chưa bị hủy bỏ, nhưng ở giai đoạn hiện tại, “trong bối cảnh những hành động phiêu lưu này”, thì Nga sẽ không nói chuyện với Ukraina.