Việt Nam tăng cường quan hệ với BRICS trong thể cân bằng chiến lược

Việc Việt Nam lần đầu tiên cử một đoàn đại biểu quan trọng do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu tham dự một Hội nghị quan trọng hàng đầu của BRICS chứng tỏ sự quan tâm ngày càng lớn hơn với mong muốn đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với cộng đồng BRICS cũng như từng quốc gia trong cộng đồng này.
Sputnik
Sau khi tham dự phiên khai mạc với nhiều nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Việt Nam khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ lên đường tới Liên bang Nga để dự Hội nghị lãnh đạo BRICS mở rộng ở thành phố Kazan trong các ngày 23 và 24/10/2024.

Tham gia Hội nghị lãnh đạo BRICS mở rộng, Việt Nam thể hiện việc ngày càng quan tâm tới BRICS hơn

Trước Hội nghị quan trọng này, Việt Nam với tư cách là khách mời đã tham dự phiên “Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển” diễn ra tại thành phố Nizhny Novgorod hồi tháng 6 năm nay. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu.
Tại phiên đối thoại hồi tháng 6/2024, đoàn Việt Nam đã bày tỏ quan điểm rằng trên cơ sở những thành tựu đạt được trong gần hai thập kỷ, BRICS có tiềm năng đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy đối thoại và điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu trong bối cảnh thế giới trải qua những chuyển biến sâu sắc và phức tạp. Đại diện Việt Nam cũng nêu ra ba vấn đề cần được BRICS phối hợp với các nước đang phát triển nhằm tăng cường hợp tác đa phương, trong đó cần tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong điều phối các nỗ lực toàn cầu thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững; xây dựng lòng tin và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
“Trong điều kiện các nước phát triển (G7) và một số quốc gia EU theo chủ nghĩa đơn phương ngày càng siết chặt việc “xuất khẩu” công nghệ hiện đại cũng như dựng lên nhiều rào cản để ngăn chặn các quốc gia đang phát triển “đuổi kịp” họ, BRICS có đủ năng lực để đóng góp nhiều hơn nữa nhằm đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận các thành tựu công nghệ đột phá, hội nhập kinh tế sâu rộng và thúc đẩy một hệ thống thương mại đa phương mở, công bằng, bao trùm và không phân biệt đối xử”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan: Có gì trong chương trình nghị sự?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh: BRICS còn nhiều khả năng tiềm tàng để hợp tác chặt chẽ với các đối tác, đặc biệt là các nước đang phát triển trong việc thúc đẩy các hành động chống khủng hoảng khí hậu toàn cầu, đóng góp tích cực vào các nỗ lực toàn cầu trong việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, cũng như phòng chống, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

“Xuất phát từ những nhận thức đó cũng như nhận thức về năng lực của Việt Nam có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho việc tăng cường chủ nghĩa đa phương, thiết lập trật tự thế giới mới một cách công bằng, bình đẳng, hợp với lẽ phải và công pháp quốc tế cũng như bảo đảm chính sách đối ngoại đa phương cân bằng của mình, Việt Nam đã quyết định cử đoàn đại biểu cấp cao do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu tham dự Hội nghị BRICS+ 2024 tại Kazan”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

“Việc Việt Nam cử đoàn đại biểu do Thủ tướng dẫn đầu tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng không đơn giản chỉ là một hình thức ngoại giao mà quan trọng hơn là làm mới và mở rộng hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong Cộng đồng BRICS cũng như các quốc gia ngoài khối tham dự Hội nghị này; trong đó có các đối tác chiến lược toàn diện như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, các đối tác chiến lược như Indonesia, Malaysia, Thái Lan …, các đối tác toàn diện như Nam Phi, Brazil, Venezuela, Chile, Mông Cổ.v.v…”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra nhận định, trả lời phỏng vấn của Sputnik.

Cử Thủ tướng tới Kazan, Việt Nam thể hiện tầm nhìn chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện đại

Khác với các cơ chế APEC, ASEM hay WEF… là những diễn đàn, nơi người ta có thể tuyên bố hoặc cam kết nhưng không bắt buộc phải thực hiện những tuyên bố và cam kết đó; BRICS là một cộng đồng mang tính chất toàn cầu. Ở đó, mọi tuyên bố hay cam kết đều được đưa ra theo cơ chế đồng thuận tập thể mà không có sự áp đặt của bất cứ một thành viên nào trong cộng đồng đó.

“Cơ chế dân chủ đồng thuận tập thể này rất tương đồng với cơ chế chính trị hiện hành của Việt Nam. Sự tương đồng này khiến cho Việt Nam nhận thấy đây là một cơ chế hợp tác có tiềm năng, đặc biệt là trong xu thế công bằng, bình đẳng và dân chủ hóa đang phát triển trên toàn cầu kể từ đầu thế kỷ XXI”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng lưu ý một điểm quan trọng là Việt Nam có mối quan hệ kinh tế với nhiều đối tác lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU.v.v… Và Việt Nam thể hiện quan hệ quốc tế của mình với nhiều quốc gia khác nhau, có chế độ chính trị khác nhau, ở nhiều lĩnh vực, nhiều không gian trên nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là chính, kết hợp với việc phát huy các cơ chế quan hệ quốc tế mới trên cơ sở vì hòa bình, hợp tác và phát triển, giảm thiểu tranh chấp, ngăn chặn xung đột, tăng cường đối thoại, hết sức tránh đối đầu.
BRICS “giật mất” 1/10 kinh tế thế giới từ tay G7

Nguyên tắc cân bằng chiến lược của Việt Nam dựa trên việc xây dựng lòng tin, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau cũng hoàn toàn phù hợp với một cộng đồng dân chủ, công bằng và bình đẳng như BRICS”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

“Việc Việt Nam lần đầu tiên cử một đoàn đại biểu quan trọng do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu tham dự một Hội nghị quan trọng hàng đầu của BRICS chứng tỏ sự quan tâm ngày càng lớn hơn với mong muốn đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với cộng đồng BRICS cũng như từng quốc gia trong cộng đồng này. Sự quan tâm này không chỉ thể hiện việc Việt Nam có thể thu được lợi ích gì trong việc tăng cường quan hệ với cộng đồng BRICS mà còn thể hiện một tầm nhìn chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện đại; khi mà chủ nghĩa đa phương, quan điểm đa chiều, mô hình phát triển đa dạng đang dần dần thay thế cho chủ nghĩa đơn phương, quan điểm độc đoán và mô hình phát triển tư bản đơn nhất mà Mỹ và phương Tây đang theo đuổi trên cơ sở nhận thức sai lầm về “một trung tâm duy nhất thống trị thế giới” của họ”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận, trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Thảo luận