Bộ Ngoại giao Thái Lan: BRICS có thể giúp mở ra “Thế kỷ châu Á”

Bằng cách hỗ trợ lợi ích của các nước đang phát triển ở cấp độ toàn cầu, BRICS có thể giúp giải quyết các vấn đề quan trọng nhất đối với khu vực Á - Thái Bình Dương và đồng thời góp phần vào sự ra đời của "Thế kỷ châu Á", Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Marit Sangyemphong nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thái Lan tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS Plus/Outreach tại Kazan với tư cách đại diện cho Thủ tướng Thái Lan và trưởng phái đoàn Thái Lan. Thái Lan đã nộp đơn xin gia nhập BRICS vào tháng 6 năm 2024

"BRICS là một trong những nền tảng chính trị hàng đầu hỗ trợ lợi ích của các nước đang phát triển ở cấp độ toàn cầu. BRICS có thể tăng cường chủ nghĩa đa phương, phản ứng nhanh hơn với nhu cầu của các nước đang phát triển. Đối với khu vực chúng ta (APR), các vấn đề có tầm quan trọng lớn nhất là tăng trưởng kinh tế, đơn giản hóa thủ tục thương mại đầu tư, cũng như an ninh lương thực và năng lượng”, Ngoại trưởng Thái Lan nói với Sputnik.

Chuyên gia: Hệ thống thanh toán BRICS có thể trở thành bước đột phá
Theo Bộ trưởng, thế giới đang bước vào “Thế kỷ châu Á”, nơi khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhanh chóng trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.

“Tôi tin BRICS, với tư cách là một nhóm kết nối các nền kinh tế đang phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và mở rộng hơn nữa khả năng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế”, Sangyemphong nói.

Như Bộ trưởng nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấnvới Sputnik, điều này “không chỉ dẫn đến phát triển của khu vực mà còn góp phần vào sự ra đời của “Thế kỷ Châu Á”.

BRICS là nước thúc đẩy trật tự thế giới toàn diện

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết: “Thế giới đang trải qua những thay đổi nhanh chóng với sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng, nhiều cú sốc và khủng hoảng lớn".
“Khi cộng đồng quốc tế kêu gọi cải cách toàn diện Liên Hợp Quốc, sự đồng thuận là chúng ta phải ngăn chặn thế giới đi theo hướng nguy hiểm và có sự thừa nhận chung về nhu cầu cấp thiết đối với một trật tự toàn cầu ổn định, toàn diện và có lợi cho tất cả”, ông tin tưởng chắc chắn.
Các nước ASEAN thông qua Tuyên bố chung

Sangyemphong nói với hãng tin: “Trong bối cảnh này, Thái Lan tin đối thoại toàn diện là cần thiết để hình thành một trật tự thế giới mới phản ánh lợi ích của tất cả các quốc gia và các nhóm nước”.

Bộ trưởng nhấn mạnh bằng cách ưu tiên hợp tác thay vì phân mảnh, cách tiếp cận như vậy sẽ tạo dựng một trật tự toàn cầu nhằm thúc đẩy sự bình đẳng, cởi mở, đảm bảo lợi ích được chia sẻ.
Thảo luận