Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Ở Mỹ biết được nỗi lo chính của châu Âu vì Ukraina

Bất chấp lời hứa từ các nhà lãnh đạo châu Âu rằng sẽ hỗ trợ Ukraina theo phương châm “cần bao nhiêu, có bấy nhiêu”, triển vọng về sự hỗ trợ như vậy đang trở nên ít khả thi hơn do một loạt các yếu tố: từ sự mệt mỏi trong nội bộ đến khả năng Donald Trump trở lại Nhà Trắng, báo Washington Post đưa tin.
Sputnik
“Cần bao nhiêu có bấy nhiêu” vẫn là chính sách hỗ trợ của châu Âu dành cho Ukraina, nhưng nhiều nhà lãnh đạo và chính trị gia ở lục địa này nhận ra rằng càng mất nhiều thời gian thì mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn”, - bài viết lưu ý.
Tác giả bài viết hướng sự chú ý của độc giả đến thực tế là các nhà lãnh đạo châu Âu đang chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước khi có bất kỳ động thái nào đối với Ukraina.
“Chúng tôi không biết nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ thực sự mang lại điều gì cho Ukraina, mặc dù có nhiều lo ngại”, - tờ báo dẫn lời cựu Đại sứ Anh tại NATO Adam Thompson cho biết.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Điện Kremlin: Nga hy vọng châu Âu hiểu sự cần thiết của việc chi viện trợ cho Ukraina
Để chắc chắn hơn, các nhà hoạch định chính sách châu Âu bắt đầu chuyển giao quyền kiểm soát các yếu tố then chốt trong việc viện trợ quân sự cho Ukraina sang thuộc quyền chỉ huy của NATO. Đồng thời họ thừa nhận rằng vị thế thống trị của Mỹ trong NATO và phần tài trợ khổng lồ của Washington dành cho Kiev đồng nghĩa với việc họ không thể làm gì nhiều nếu tân Tổng thống Mỹ xem xét lại chính sách của mình đối với Ukraina.
"Giả sử Mỹ cung cấp một chiếc xe tăng: thì có cả một chuỗi cung ứng hậu cần để đưa xe tăng đến Ukraina. Trong hệ thống cung ứng mới này sẽ có binh lính Đức, Canada, Romania, v.v., thay vì chủ yếu là nhân sự của Mỹ. Nhưng nếu các nhà tài trợ lấy xe tăng đi không viện trợ nữa thì các vị khó có khả năng làm được điều đó”, - một nhà ngoại giao châu Âu nói với ấn phẩm.
Theo tờ báo, tỷ lệ người ủng hộ việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraina trong cư dân các nước châu Âu đã sụt giảm, còn ảnh hưởng của các lực lượng chính trị ủng hộ việc chấm dứt viện trợ ngày càng gia tăng.
Điện Kremlin nhiều lần nhấn mạnh rằng việc phương Tây bơm vũ khí cho Ukraina không đóng góp gì cho thành công của cuộc đàm phán Nga - Ukraina và sẽ có tác động tiêu cực. Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng nói rằng Hoa Kỳ và NATO có liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột ở Ukraina, không chỉ bằng việc cung cấp vũ khí mà còn thông qua việc đào tạo nhân sự Ukraina ở Anh, Đức, Ý và các nước khác.
Thảo luận