“Nhiều quan chức Hoa Kỳ thừa nhận rằng trong vòng vài tháng tới Ukraina có thể bị đẩy tới chỗ đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh và sẽ buộc phải từ bỏ lãnh thổ”, ấn phẩm cho biết.
Cùng với Hoa Kỳ, quan điểm tương tự về triển vọng chấm dứt xung đột Ukraina cũng đang lan rộng trong các đồng minh châu Âu của Kiev, bài báo nêu rõ. Nếu trước đây ở EU đàm phán hòa bình là đề tài cấm kỵ thì giờ đây vấn đề này đã biến thành “sự thừa nhận thầm lặng” về nhượng bộ lãnh thổ sắp tới, ấn phẩm nhận xét.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng xung đột ở Ukraina sẽ không bao giờ nổ ra nếu như ông giữ chức Tổng thống Mỹ thay vì Joe Biden. Trump cũng nhấn mạnh rằng nếu tái đắc cử, ông dự định sẽ đạt được giải pháp cho cuộc xung đột Nga-Ukraina chỉ trong vòng 24 giờ. Bình luận về phát ngôn này của Trump, ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga nhận định rằng cuộc xung đột này là vấn đề quá phức tạp để có thể giải quyết chỉ trong một ngày.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã đưa ra thông điệp, trong đó ông tuyên bố rằng Ukraina hôm 19 tháng 11 đã sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa của Mỹ và tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh để tiến hành những cuộc tấn công vào các chủ thể ở khu vực Kursk và Bryansk. Để đáp trả việc sử dụng vũ khí của Mỹ và Anh trong những cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, ngày 21 tháng 11, quân Nga đã tiến hành tấn công quy mô vào tổ hợp công nghiệp-quân sự của Ukraina - phá huỷ khu liên hợp công nghiệp lớn ở Dnepropetrovsk chuyên sản xuất tên lửa và vũ khí. Một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của Nga là "Oreshnik" đã được thử nghiệm trong điều kiện thực chiến, trong trường hợp này là với tên lửa đạn đạo trang bị siêu thanh phi hạt nhân.