“Chúng ta ở đâu, ở đó có chiến thắng!” - phương châm binh chủng “mũ nồi đen” của Nga

Tuần này, Tổng thống Nga, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh “Về việc lập Ngày "Lính thuỷ đánh bộ" quân đội Liên bang Nga”: ngày 27 tháng 11. Nghị định này ở cấp nhà nước củng cố lệnh của Tổng tư lệnh Hải quân Nga năm 1995.
Sputnik
Tại sao "Lính thuỷ đánh bộ" Nga kỷ niệm ngày lễ chuyên nghiệp của mình vào đúng ngày này? Bài báo của Sputnik viết về điều này và lịch sử binh chủng.
Sự hình thành lực lượng "Lính thuỷ đánh bộ" gắn liền với tên tuổi Hoàng đế Piotr I (Đại đế) và với cuộc tranh đấu tiếp cận biển của Nga vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Lúc đầu, vai trò việc này do các trung đoàn “bộ binh” cận vệ «Preobrazhensky» và «Semenovsky» đóng trên các con tàu, đảm nhiệm.
Năm 1701-1703 họ chiếm lại hai tàu lớn của Thụy Điển và bảo vệ hòn đảo Kotlin có tầm quan trọng chiến lược ở cửa sông Neva (hiện có căn cứ lịch sử Kronstadt của Hạm đội Baltic (Nga), về hành chính thuộc về thành phố St. Petersburg).
Piotr I quyết định thành lập một trung đoàn “lính biển” và vào ngày 27 tháng 11 năm 1705, hoàng gia Nga ban hành sắc lệnh đặc biệt về vấn đề này. “Những người lính biển” hơn một lần thể hiện nổi bật trong cuộc chiến tranh Nga - Thụy Điển kéo dài đến năm 1721. Sau đó, họ tham gia tích cực vào cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ 1768-1774, và trong chiến dịch Địa Trung Hải của hạm đội dưới sự chỉ huy của Đô đốc Ushakov vào năm 1798-1800, mục đích là chống lại sức mạnh ngày càng tăng của nước Pháp thời Napoléon.
Các sĩ quan và cấp dưới của Đội cận vệ Hải quân trong bối cảnh cung điện ở Peterhof, 1862-1873.
Năm 1810, “đội thủy binh cận vệ” được thành lập — lực lượng đặc biệt của hạm đội Nga: gồm thủy thủ đoàn con tàu và một tiểu đoàn bộ binh cận vệ cùng một lúc. Trong Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 (trên thực tế là chống lại cuộc tấn công của quân đội Napoléon I - toàn bộ lục địa Châu Âu khi đó - vào Nga), “đội thủy binh cận vệ” thiết lập các tuyến vượt sông và tiêu diệt kẻ thù. Năm 1813, "Lính thuỷ đánh bộ" được chuyển biên chế từ Hải quân sang Lục quân và gần như không còn tồn tại. Chiến tranh Crưm 1853 - 1856 không thành công đối với Nga. chứng minh quyết định này là sai lầm. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1911, Bộ Tham mưu Hải quân của Đế quốc Nga mới phát triển dự án thành lập các đơn vị bộ binh thường trực tại các căn cứ hạm đội chính. Một số trong số đó dành cho mặt trận trên bộ, bộ phận còn lại dành cho các hoạt động quân sự của hải quân.
Thế nhưng sau cuộc cách mạng năm 1917, "Lính thuỷ đánh bộ" ở Nga lại biến mất. Và được hồi sinh ở Liên Xô vào tháng 7 năm 1939: chỉ là thành phần của một lữ đoàn.
Trong cuộc chiến chống Đức Quốc xã, chỉ riêng Hải quân Liên Xô đã lập ra 19 lữ đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn "Lính thuỷ đánh bộ". Lục quân của Hồng quân có 25 lữ đoàn súng trường hải quân độc lập. Với sức mạnh thể chất, sự táo bạo và lòng dũng cảm, khinh thường cái chết, khả năng chiến đấu trái ngược với mọi quy tắc chiến thuật, lực lượng "Lính thuỷ đánh bộ" khiến kẻ thù khiếp sợ. Đức Quốc xã gọi đó là “Cái chết đen”, nhận ra cuộc chiến với họ sẽ rất tàn khốc.
Lính thuỷ đánh bộ Liên Xô
Thật khó để không đánh giá cao sự đóng góp của "Lính thuỷ đánh bộ" Liên Xô trong việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945. Họ thể hiện sự dũng cảm kỳ diệu trong các trận chiến giành trung tâm vận tải lớn Giai Mộc Tư trên sông Sungari (một nhánh của sông Amur), trong các hoạt động đổ bộ vào các cảng Yuki (Ungi, Sonbon) và Seisin (Chongjin) trên bán đảo Triều Tiên, trong trận chiến đẫm máu ở đảo Sumsu tại Bắc Kuril.
Vì chủ nghĩa anh hùng của họ trong Thế chiến thứ hai, hàng chục đơn vị "Lính thuỷ đánh bộ" được trao tặng danh hiệu “Cận Vệ” và các danh hiệu danh dự. Hơn 150 cá nhân lính thủy đánh bộ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Năm 1956, "Lính thuỷ đánh bộ" lại bị giải thể. Nhưng bảy năm sau, lực lượng được tái tạo để phù hợp với các nhiệm vụ khác nhau được giao cho Hải quân Liên Xô. Đặc biệt, "Lính thuỷ đánh bộ" cần phải trở thành “lực lượng triển khai nhanh”, có khả năng tác chiến ở bất cứ đâu trên hành tinh. "Lính thuỷ đánh bộ" hiện có xe bọc thép, pháo binh, vũ khí chống tăng và phòng không riêng của mình. Việc huấn luyện binh lính và sĩ quan bao gồm nhảy dù, phá mìn bơi lặn, chiến đấu bằng dao và tay đôi, sơ cứu và ngoại ngữ. Mũ nồi đen trở thành biểu tượng của binh chủng "Lính thuỷ đánh bộ", quyền đội chiếc mũ này cần phải giành được bằng cách trải qua những thử thách khó khăn.
Lính thuỷ đánh bộ Nga
"Lính thuỷ đánh bộ" Liên Xô từng có mặt ở một số “điểm nóng” trong nửa sau thế kỷ 20: ở Trung Đông, Châu Phi và Afghanistan. Và "Lính thuỷ đánh bộ" Nga chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố ở Bắc Kapkaz, cướp biển ở Vịnh Aden và tham gia các sự kiện ở Crưm vào mùa xuân năm 2014, dẫn đến việc bán đảo này trở lại về Nga. "Lính thuỷ đánh bộ" cũng tham gia hoạt động chiến sự ở Syria. Ngày nay, các đơn vị "Lính thuỷ đánh bộ" từ Hải quân đang thể hiện mình một cách đáng ngưỡng mộ trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”, một lần nữa, giống như ông cha của mình, chiến đấu chống lại “tập thể phương Tây” (trên thực tế) và lực lượng “ủy quyền” do chế độ Kiev đại diện.
"Lính thuỷ đánh bộ", về mặt tổ chức thuộc về “lực lượng ven biển của Hải quân Nga”, là binh chủng tinh nhuệ của quân đội cho các hoạt động trên biển và trên đất liền. Nhiệm vụ chính là đảm bảo phòng thủ biên giới trên biển, tham gia công tác cải tạo, bảo vệ các mục tiêu và lợi ích chiến lược của nước Nga. Phương châm chiến đấu của binh chủng "Lính thuỷ đánh bộ" Nga vẫn không thay đổi: “Chúng ta ở đâu, ở đó có chiến thắng!”.
Thảo luận