Các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân giữa Iran và nhóm ba nước châu Âu (E3 - Anh Pháp Đức) diễn ra vào ngày 29/11 tại Geneva sau hai năm đình hoãn. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách các vấn đề chính trị Majid Takht-Ravanchi dẫn đầu phái đoàn Iran tại cuộc đàm phán này. Theo chính phủ Iran, cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Một tuần trước đó, nghị quyết chống Iran do Anh, Đức, Pháp và Mỹ khởi xướng đã được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông qua mà không tính đến kết quả chuyến công tác của Tổng giám đốc cơ quan Rafael Grossi tới Iran.
"Thay vì gia tăng sức ép đối với Iran, phương Tây nên tìm kiếm các giải pháp mang lại lợi ích. Thỏa thuận hạt nhân là duy nhất và phương Tây nên tìm cách khôi phục nó. Nhưng để làm được điều này cần có hành động quyết đoán và thực tế, bao gồm cả về chính trị, lập pháp và các biện pháp đầu tư cùng có lợi để Iran có thể hưởng lợi kinh tế từ thỏa thuận như đã hứa. Nếu Trump quyết định thực hiện các bước như vậy thì Iran sẵn sàng tham gia đối thoại có lợi cho cả Tehran và Washington", - ông Zarif viết.
Người đứng đầu IAEA: Không thể đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran nếu không có sự tham gia của Mỹ
24 Tháng Chín 2024, 23:17
Trước đó, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi nói rằng phía Iran sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa kiên quyết nếu IAEA đưa ra quyết định thiếu tính xây dựng bằng cách ban hành nghị quyết chống lại Tehran và chương trình hạt nhân của nước này.
Người đứng đầu IAEA, ông Rafael Grossi, đã đến thăm Iran vào ngày 14-15 tháng 11. Mục đích chuyến đi của ông là đàm phán với lãnh đạo nước này và thị sát các cơ sở thuộc chương trình hạt nhân của Iran ở Fordo và Natanz để đưa ra quyết định tiếp theo về việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn diện chung về Chương trình hạt nhân Iran (JCPOA). Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian trong cuộc hội đàm với ông Grossi nói rằng Tehran chưa chế tạo và sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân.