Những trang sử vàng

Ngôi sao Hoà Bình hôm nay vẫn tỏa sáng

Trong các câu chuyện trước đây ở loạt bài “Những trang sử vàng”, đã bắt đầu cuộc trò chuyện về chủ đề hợp tác tác Xô-Việt trong quá trình xây dựng tổ hợp thủy điện Hòa Bình.
Sputnik

Các giai đoạn của kỳ công xây dựng

Vào tháng 1 năm 1986, chặn dòng kênh nhân tạo của sông Đà và bắt đầu việc lấp đầy hồ chứa. Tất cả các công trình của tổ hợp thủy điện vượt qua cuộc thử nghiệm thành công vào tháng 7 cùng năm, khi lũ trên sông Đà đạt mức tối đa - lưu lượng nước 13 nghìn rưỡi mét khối mỗi giây - tức là 13.500 tấn. Các nhà xây dựng cũng phải đương đầu với nhiệm vụ nâng cao độ đập lên thêm 60 mét chỉ trong sáu tháng vào năm 1987 - các nhà xây dựng thủy điện chưa bao giờ biết đến tốc độ như vậy.
Đến giữa năm 1987, các hạng mục chính của công trình, ngoại trừ khu phức hợp ngầm, đã sẵn sàng chịu áp lực nước. Sông Đà bị chặn lại bởi một con đập dài hàng km cao 130 mét.
Những trang sử vàng
Hiện thực hóa ước mơ xuyên suốt bao thế hệ người Việt
Và sau đó, bên trong ngọn núi - chân bờ trái con đập - những người xây dựng tàu điện ngầm Moskva hoàn thành việc cắt dòng để cung cấp dòng nước cho các tuabin thủy lực nhà máy, hoàn thành việc tạo các đường dẫn vào sảnh tuabin và gian máy chính. Kích thước của nó cho đến ngày nay vẫn thật đáng kinh ngạc: chiều dài - một phần tư km, chiều rộng - 20 mét và chiều cao - 55 mét. Tám tua bin phát điện có tổng công suất 1.920 megawatt được đặt trong gian lớn. Còn đưới đó hàng chục mét là các phòng đặt tua bin, trạm biến áp và các thiết bị phụ trợ.
Tất cả những hạng mục này được thi công trong lòng núi đá vững chắc nhất.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Thủy điện, lưu ý: “Con đập chỉ có thể bị phá hủy khi bị quả bom nặng vài tấn ném trúng trực tiếp, và sau đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đắp đất và đổ bê tông để phục hồi. Nhưng tất cả thiết bị nhà máy vẫn sẽ hoàn toàn an toàn ngay cả khi bị trúng trực tiếp từ loại bom đạn mạnh hơn nhiều”.
Năm 1989, tổ máy đầu tiên được đưa vào vận hành thương mại. Việc từng bước kết nối các khu dân cư và trung tâm công nghiệp nước cộng hòa với năng lượng từ Hòa Bình bắt đầu được thực hiện. Với việc tổ máy thứ 2 phát điện, đến lượt thành phố Hà Nội.

Lời kể của nhân chứng

Đây là điều mà nhà báo Leonid Krichevsky từ Moskva viết trong hồi ký của mình - lúc đó ông là trưởng văn phòng đại diện Đài phát thanh và truyền hình Liên Xô tại Việt Nam:

"Việc này xảy ra ở Hà Nội vào cuối tháng 12 năm 1990, khi thành phố đã từ lâu thiếu điện. Điện áp trong mạng yếu, các đường phố và quảng trường, ngay cả ở trung tâm thành phố, được chiếu sáng bằng những chiếc đèn mờ ảo vào buổi tối. Để tiết kiệm, điện thường bị ngắt và không ai biết khi nào mới có lại. Dân chúng bắt đầu chuẩn bị cho kỳ nghỉ năm mới. Xung quanh thành phố có tin đồn vào buổi tối thủ đô sẽ được nối với điện Hòa Bình, trông sẽ trang nhã và mang tính lễ hội. Đến bảy giờ tối, mọi thứ trở nên sống động, không thể đi bộ qua đường - không thể đi xe qua. Đúng 19 giờ, loa phóng thanh thông báo Hà Nội đấu nối với trạm thủy điện mạnh nhất. Và trước mắt mọi người, Hà Nội lấp lánh những ánh đèn rực rỡ chưa từng thấy. Điều gì bắt đầu ở đây! Mọi người chúc mừng nhau, ôm hôn người già và trẻ em. Giữa đám đông cổ vũ, tôi gặp một người bạn cũ, nhân vật công chúng nổi danh, nhà thơ rất nổi tiếng Tố Hữu".

Những trang sử vàng
Một năm đáng nhớ trong sự hợp tác Xô-Việt

Đây là điều ông ấy nói với tôi khi đó: “Chúng tôi sẽ nhớ mãi buổi tối hôm nay. Có vẻ như một ngôi sao khổng lồ mới sáng lên phía trên chúng ta. Năm tháng sẽ trôi qua, các nhà thơ sẽ tôn vinh trong thơ ca, các nghệ sĩ sẽ tái hiện hình ảnh trên sân khấu. Và tên tuổi của những người thợ xây dựng Liên Xô và Việt Nam, những người vượt qua mọi khó khăn, dựng lên tổ hợp thủy điện phục vụ đất nước và nhân dân trong nhiều thế kỷ, sẽ mãi mãi còn trong ký ức chúng tôi”.

Tổ máy cuối cùng, tổ máy số 8 hoàn thành vào tháng 4 năm 1994. Và đến ngày 19/12 cùng năm, nhà máy thủy điện được đưa vào vận hành hoàn chỉnh.

Không thể không đánh giá cao tầm quan trọng của tổ hợp thủy điện Hòa Bình

Nhà máy giúp giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất trong phát triển kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ. Và trên hết, dẫn đến sản lượng điện tăng lên đáng kể. Do thiếu điện nên công suất của các doanh nghiệp công nghiệp miền Bắc chỉ được sử dụng một nửa. Ngay từ năm 1995, Việt Nam đã tự tin đứng đầu khu vực về mức tiêu thụ điện.
Hồ chứa có diện tích 200 km2, dung tích 9 tỷ mét khối nước, có thể điều hòa đáng tin cậy thuỷ nông của cả một khu vực rộng lớn, bao gồm hơn một triệu ha ruộng lúa. Tổ hợp thủy điện cũng có tác động tích cực đến giao thông dọc sông Đà: bắt đầu phát triển tích cực ở khoảng cách lên tới 200 km so với hồ chứa.
Những trang sử vàng
Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội kể về diễn biến lịch sử vào tháng 4 năm 1975
Trong thời kỳ công trình có quy mô lớn nhất, số người tham gia xây dựng tổ hợp thủy điện lên tới 40 nghìn người, trong đó có 905 chuyên gia Liên Xô. Công việc xây dựng có sự tham gia của Tổng công ty “Sông Đà”, Công ty số 10 Bộ Xây dựng Việt Nam cũng như các đơn vị thi công của Sư đoàn 565 Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại công trường, ngoài các kỹ sư, kỹ thuật viên còn có tài xế xe vận tải hạng nặng, công nhân kỹ thuật ở hơn một trăm chuyên ngành khác nhau. Việc đào tạo nhân lực diễn ra ngay tại chỗ, tại nơi làm việc, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô. Các nhà xây dựng cũng học tại trường dạy nghề ở Tổng công ty “Sông Đà”. Hàng trăm người được đào tạo tại khoá tại chức do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội mở tại Hòa Bình, cũng như tại Trường Đại học Xây dựng Moskva. Các sự kiện sau đây minh chứng hùng hồn cho chất lượng đào tạo của họ. Trong số những công nhân có trình độ, khoảng 800 người trở thành đội trưởng, 340 người trở thành quản đốc và thợ cả, 100 người trở thành giám đốc và phó giám đốc các công ty xây dựng. Còn những người đứng đầu công trình xây dựng là Phan Ngọc Tường, Ngô Xuân Lộc, Thái Phụng Nê và Nguyễn Hồng Quân sau đó trở thành Bộ trưởng trong Chính phủ Việt Nam.
Về phía các chuyên gia Liên Xô, trong số đó có các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân từng trải qua nhiều công trường lớn xây dựng thủy điện ở Liên Xô. Hàng trăm chuyên gia Liên Xô tham gia xây dựng tổ hợp thủy điện Hòa Bình được Nhà nước Việt Nam trao tặng các giải thưởng. Trưởng đoàn Chuyên gia Liên Xô tại công trường - Pavel Bogachenko được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam.
Những trang sử vàng
Nhà địa chất Matxcơva trong chiến tranh Việt Nam
Ngày nay chúng ta vẫn tri ân chủ nghĩa anh hùng lao động của những người xây dựng tổ hợp thủy điện. Hơn nữa, việc xây dựng được thực hiện trong những điều kiện cực kỳ khó khăn. Trong các hoạt động khai thác và nổ mìn, 168 người thợ thiệt mạng, trong đó có 11 chuyên gia Liên Xô. Tượng đài được dựng lên để vinh danh nhắc nhở về chiến công lao động của họ.
Tổ hợp thủy điện Hòa Bình, có tầm quan trọng to lớn đối với Việt Nam, được coi là dự án lớn nhất trong hợp tác Xô-Việt, một ví dụ nổi bật về hợp tác lao động giữa nhân dân Việt Nam và Nga.
Thảo luận