https://kevesko.vn/20241202/dai-su-lien-xo-tai-ha-noi-ke-ve-dien-bien-lich-su-vao-thang-4-nam-1975-33229249.html
Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội kể về diễn biến lịch sử vào tháng 4 năm 1975
Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội kể về diễn biến lịch sử vào tháng 4 năm 1975
Sputnik Việt Nam
Những bài mạn đàm trước đây trong loạt bài “Những trang sử vàng” đã nói về sự hỗ trợ kỹ thuật quân sự, kinh tế và nhân đạo mà Liên Xô cung cấp cho nước... 02.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-02T12:14+0700
2024-12-02T12:14+0700
2024-12-02T12:14+0700
những trang sử vàng
nga
hợp tác nga-việt
việt nam
thế giới
liên xô
chiến tranh việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
sài gòn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/684/90/6849066_0:48:1201:723_1920x0_80_0_0_7eb55f7d4a35e3fc2e57a146ec35d43f.jpg
Tuy nhiên, bất chấp quy mô to lớn của sự hỗ trợ này, quan điểm của phương Tây phổ biến trong những năm đó cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn phụ thuộc vào Liên Xô, dường như Matxcơva có thể áp đặt quan điểm của mình lên giới lãnh đạo Hà Nội, là hoàn toàn vô căn cứ. Điều này được nhấn mạnh trong hồi ký của ông Boris Chaplin, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội từ năm 1974 đến năm 1986.Ai là người đầu tiên chúc mừng Việt Nam nhân dịp đại thắng mùa xuân?Ông Boris Chaplin lưu ý rằng, tất nhiên, người Việt Nam lắng nghe ý kiến của các nhà lãnh đạo Liên Xô, đồng thời họ cân nhắc lộ trình phù hợp với lợi ích quốc gia của đất nước họ. Phía Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc tuân thủ các yêu cầu đối với nhiệm vụ nghị định thư. Chẳng hạn, báo chí hiếm khi đưa tin về các cuộc gặp của đại sứ Liên Xô với lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặc dù những cuộc gặp như vậy diễn ra liên tục. Với thế giới bên ngoài, phía Việt Nam nhấn mạnh rằng, đại sứ Liên Xô cũng giống như các đại sứ khác và không có đặc quyền gì so với họ. Vào tháng 4 năm 1975, tại các cuộc gặp với đại diện Đại sứ quán Liên Xô, lãnh đạo các cấp của Việt Nam tránh nói rằng miền Nam đã thực sự giành được thắng lợi, nhưng trên khuôn mặt họ rạng ngời niềm vui, điều đó chứng tỏ nhiều điều.Vào ngày 30 tháng 4, trong Sứ quán Liên Xô tổ chức cuộc chiếu phim thường kỳ dành cho các bạn Việt Nam. Hội trường chật kín người, tất cả đều vô cùng phấn khích. Mặc dù truyền đi tin đồn đã chiếm được Sài Gòn, nhưng mọi người đều tuân thủ nguyên tắc kỷ luật, không một ai sẵn sàng tự ý công khai xác nhận điều này.Thông báo chính thức không còn lâu nữaVà rạng sáng ngày 1 tháng 5, ông Boris Chaplin nhận thông báo là Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời ông tới gặp lúc 9 giờ sáng.Điều này thật bất thường, - đại sứ nhớ lại, - vì người Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt nghi thức và lên lịch các cuộc họp chính thức quan trọng trước ít nhất một ngày, hoặc thậm chí nhiều ngày. Tôi nhận ra ngay đó là nhân dịp tin vui giải phóng Sài Gòn. Ngay trước khi tôi đi họp, một thông điệp khẩn cấp được gửi đến từ Matxcơva - thư chúc mừng của Leonid Brezhnev gửi tới Lê Duẩn. Mang theo bức thông điệp này, tôi đi đến văn phòng chính phủ. Đồng chí Phạm Văn Đồng tiếp tôi như thường lệ, tại một căn phòng gần sảnh đón tiếp. Nhưng hành vi của ông ta không bình thường chút nào. Vừa nhìn thấy tôi, ông vụt đứng lên khỏi ghế, vội vã đón gặp và vừa nói to: “Chiến thắng! Chiến thắng rồi!” vừa ôm chầm lấy tôi, rồi tiếp đó ôm cán bộ phiên dịch của tôi là Andrei Tatarinov, người 26 năm sau trở thành đại sứ của nước Nga mới tại Việt Nam. Đáp lại, tôi đã nói rằng, tôi được giao nhiệm vụ chuyển lời chúc mừng chiến thắng của đồng chí Brezhnev tới đồng chí Lê Duẩn. Ngày hôm sau, lời chúc mừng của cả hai nhà lãnh đạo đều được đăng trên báo chí Việt Nam.Sau đó, ông Boris Chaplin làm việc ở Việt Nam thêm 11 năm nữa.
https://kevesko.vn/20241125/nha-dia-chat-matxcova-trong-chien-tranh-viet-nam-32996197.html
https://kevesko.vn/20241104/lien-xo-va-viet-nam-tai-lieu-giai-mat-ve-thoi-chien-32657246.html
https://kevesko.vn/20241021/chien-tranh-ten-lua-va-chien-tranh-nhan-dan-32271015.html
liên xô
sài gòn
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/684/90/6849066_60:0:1087:770_1920x0_80_0_0_ff5cac811e8bfa48860b67d9f876790f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
nga, hợp tác nga-việt, việt nam, thế giới, liên xô, chiến tranh việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, sài gòn, phạm văn đồng, viện trợ
nga, hợp tác nga-việt, việt nam, thế giới, liên xô, chiến tranh việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, sài gòn, phạm văn đồng, viện trợ
Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội kể về diễn biến lịch sử vào tháng 4 năm 1975
Những bài mạn đàm trước đây trong loạt bài “Những trang sử vàng” đã nói về sự hỗ trợ kỹ thuật quân sự, kinh tế và nhân đạo mà Liên Xô cung cấp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Tuy nhiên, bất chấp quy mô to lớn của sự hỗ trợ này, quan điểm của phương Tây phổ biến trong những năm đó cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn phụ thuộc vào Liên Xô, dường như Matxcơva có thể áp đặt quan điểm của mình lên giới lãnh đạo Hà Nội, là hoàn toàn vô căn cứ. Điều này được nhấn mạnh trong hồi ký của ông Boris Chaplin, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội từ năm 1974 đến năm 1986.
Ai là người đầu tiên chúc mừng Việt Nam nhân dịp đại thắng mùa xuân?
Ông Boris Chaplin lưu ý rằng, tất nhiên, người Việt Nam lắng nghe ý kiến của các nhà lãnh đạo Liên Xô, đồng thời họ cân nhắc lộ trình phù hợp với lợi ích quốc gia của đất nước họ. Phía Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc tuân thủ các yêu cầu đối với nhiệm vụ nghị định thư. Chẳng hạn, báo chí hiếm khi đưa tin về các cuộc gặp của đại sứ Liên Xô với lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặc dù những cuộc gặp như vậy diễn ra liên tục. Với thế giới bên ngoài, phía Việt Nam nhấn mạnh rằng, đại sứ Liên Xô cũng giống như các đại sứ khác và không có đặc quyền gì so với họ. Vào tháng 4 năm 1975, tại các cuộc gặp với đại diện Đại sứ quán Liên Xô, lãnh đạo các cấp của Việt Nam tránh nói rằng miền Nam đã thực sự giành được thắng lợi, nhưng trên khuôn mặt họ rạng ngời niềm vui, điều đó chứng tỏ nhiều điều.
Vào ngày 30 tháng 4, trong Sứ quán Liên Xô tổ chức cuộc chiếu phim thường kỳ dành cho các bạn Việt Nam. Hội trường chật kín người, tất cả đều vô cùng phấn khích. Mặc dù truyền đi tin đồn đã chiếm được
Sài Gòn, nhưng mọi người đều tuân thủ nguyên tắc kỷ luật, không một ai sẵn sàng tự ý công khai xác nhận điều này.
25 Tháng Mười Một 2024, 06:12
Ông Boris Chaplin, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội, hồi tưởng lại: “Chúng tôi nhận ra rằng chiến thắng đã thực sự giành được, do đó chỉ chiếu phim như thường lệ là không đủ. Cùng với cố vấn-đặc phái viên Evgeny Glazunov, chúng tôi lên sân khấu và nói lời chúc mừng với cử tọa đang có mặt trong hội trường. Niềm hân hoan dâng trào không dứt ở cả những người Việt Nam và toàn thể nhân viên đại sứ quán. Trên thực tế, những câu ngắn gọn xúc động của tôi đã là lời chúc mừng đầu tiên của một đại diện cường quốc nước ngoài gửi tới các bạn Việt Nam, ngay từ trước thời điểm công bố chính thức tin vui chiến thắng”.
Thông báo chính thức không còn lâu nữa
Và rạng sáng ngày 1 tháng 5, ông Boris Chaplin nhận thông báo là Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời ông tới gặp lúc 9 giờ sáng.
Điều này thật bất thường, - đại sứ nhớ lại, - vì người Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt nghi thức và lên lịch các cuộc họp chính thức quan trọng trước ít nhất một ngày, hoặc thậm chí nhiều ngày. Tôi nhận ra ngay đó là nhân dịp tin vui giải phóng Sài Gòn. Ngay trước khi tôi đi họp, một thông điệp khẩn cấp được gửi đến từ Matxcơva - thư chúc mừng của
Leonid Brezhnev gửi tới Lê Duẩn. Mang theo bức thông điệp này, tôi đi đến văn phòng chính phủ. Đồng chí Phạm Văn Đồng tiếp tôi như thường lệ, tại một căn phòng gần sảnh đón tiếp. Nhưng hành vi của ông ta không bình thường chút nào. Vừa nhìn thấy tôi, ông vụt đứng lên khỏi ghế, vội vã đón gặp và vừa nói to: “Chiến thắng! Chiến thắng rồi!” vừa ôm chầm lấy tôi, rồi tiếp đó ôm cán bộ phiên dịch của tôi là Andrei Tatarinov, người 26 năm sau trở thành đại sứ của nước Nga mới tại Việt Nam.
4 Tháng Mười Một 2024, 07:12
Sau đó, trấn tĩnh đôi chút, ông Phạm Văn Đồng ngồi xuống chỗ thường lệ và long trọng tuyên bố: “Theo ủy quyền của Bộ Chính trị, tôi mời đại sứ tới đây để báo tin vui về chiến thắng hoàn toàn của nhân dân Việt Nam. Trong niềm vui mừng phấn khởi này cả nước chúng tôi đều nhớ đến sự giúp đỡ to lớn mà Liên Xô đã dành cho Việt Nam. Trong chiến thắng hôm nay có phần đóng góp của Liên Xô. Hình ảnh có tính biểu tượng là chính xe tăng Liên Xô do những người lính tăng Việt Nam điều khiển, lần đầu tiên đã tiến vào Dinh Độc Lập, và bộ đội Giải phóng đã vào tiếp quản Sài Gòn trên những chiếc xe tải Liên Xô. Đồng chí là đại diện nước ngoài đầu tiên mà tôi thay mặt BCH Trung ương Đảng thông báo về chiến thắng của Việt Nam”.
Đáp lại, tôi đã nói rằng, tôi được giao nhiệm vụ chuyển lời chúc mừng chiến thắng của đồng chí Brezhnev tới đồng chí Lê Duẩn.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời: “Đồng chí thậm chí không thể tưởng tượng được, việc nhận được lời chúc mừng này vào lúc này quan trọng như thế nào đối với chúng tôi. Chúng tôi vừa nhận được lời chúc mừng của Mao Trạch Đông, và người dân của chúng tôi sẽ không hiểu nếu ngày mai chúng tôi chỉ đăng lời chúc mừng của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc. Bây giờ chúng tôi sẽ cảm thấy bình tĩnh và sẽ công bố cả hai lời chúc mừng này”.
21 Tháng Mười 2024, 07:32
Ngày hôm sau, lời chúc mừng của cả hai nhà lãnh đạo đều được đăng trên báo chí Việt Nam.
Sau đó, ông Boris Chaplin làm việc ở Việt Nam thêm 11 năm nữa.
“Những ngày ấy vào tháng Tư năm 1975, khi đất nước Việt Nam được thống nhất, mãi mãi in đậm trong ký ức như là thời kỳ tươi sáng nhất trong đời tôi”, ông nói trong cuộc phỏng vấn với ban tiếng Việt của Đài phát thanh Matxcơva, tiền thân của Sputnik hiện tại.