Liệu Việt Nam có thành “mục tiêu” tiếp theo của Trump?

Việc Trump trở lại Nhà Trắng được đánh giá vừa đem lại cơ hội vừa gây ra thách thức cho Việt Nam.
Sputnik
Liệu Việt Nam có thành “mục tiêu” tiếp theo của chính quyền Donald Trump ngay sau Trung Quốc?

Cơ hội cho Việt Nam khi Trump trở lại Nhà Trắng

Giới nghiên cứu, các nhà kinh tế và báo chí Việt Nam dành khá nhiều mối quan tâm về chủ đề này ngay sau lễ nhậm chức được cả thế giới theo dõi của Donald Trump hôm 20/1 (giờ Mỹ).
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu quan điểm, bản thân Tổng thống Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực.
“Chính vì vậy, dưới thời Tổng thống Trump, Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển vượt bậc”, VTCNews trích dẫn ý kiến của nhà kinh tế Bùi Kiến Thành.
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng ông Donald Trump
Ông Thành cũng tin rằng, là trung tâm của châu Á Thái Bình Dương - khu vực chiếm hơn nửa dân số và hơn nửa GDP thế giới - vai trò của Việt Nam sẽ được phát huy mạnh.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng dự báo sẽ có thực trạng nhập siêu của Việt Nam qua Mỹ, nhưng điều này cũng không quá quan trọng vì không phải là vấn đề chỉ riêng Việt Nam mà của cả khu vực và Việt Nam tạm nhập tái xuất là chính.
Ông Bùi Kiến Thành khuyến nghị Việt Nam nên chủ động phát triển, đồng thời phải xem lại các vấn đề thể chế sao cho hòa nhập được với thế giới và giảm các vấn đề tiêu cực nội tại.
Việt Nam cần phát triển công nghệ mới, tài chính mới, phát triển công nghệ AI cũng cần được chú trọng trong những năm tới. Ông Thành nhắc lại hiện Việt Nam đã có ký kết giữa NVIDIA và FPT, nên những ngành này nếu phát triển tốt sẽ đưa Việt Nam lên tầm cao mới.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng của Đại học Kinh tế Quốc dân thì nhận định một trong những cơ hội lớn nhất là về kinh tế và thương mại, khi Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia công nghiệp thu nhập cao vào năm 2045.
Vị chuyên gia cho rằng, Việt Nam có khả năng thu hút đầu tư từ Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng như công nghệ cao, năng lượng tái tạo và nông sản.
Đặc biệt, Việt Nam đang cần phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).
“Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Intel và NVIDIA đã và đang hiện diện tại Việt Nam, điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ”, báo Lao động dẫn lời PGS.TS Nguyễn Thường Lạng.
Việt Nam đã chuẩn bị sẵn cách ứng phó với Trump
Việc Việt Nam coi trọng đổi mới sáng tạo với Nghị quyết 57 ban hành từ cuối năm 2024 là tín hiệu để Mỹ mở rộng hợp tác theo chiều sâu và thực chất.
Cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh cao như điện thoại, dệt may, thủy sản, đồ gỗ.
Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của Mỹ gấp khoảng 17 lần Việt Nam, sức mua lớn, nhu cầu tiêu dùng cao cho nên khả năng nhập khẩu sẽ rất lớn, ông Lạng cho rằng, Việt Nam không thuộc diện quốc gia chịu mức thuế quan cao từ Mỹ cho nên đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu quy mô lớn vào Mỹ khi hàng hóa từ các đối tác khác chịu thuế quan 25%, thậm chí 60% hoặc cao hơn từ tháng 2/2025.
Quan hệ kinh tế thương mại song phương đang rất tích cực khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 quốc gia đạt con số hơn 100 tỷ USD. Mỹ tiếp tục nằm trong nhóm 10 nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư hàng tỷ USD sang Mỹ…
Việt Nam cũng có cơ hội lớn để tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ đối tác Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ trong các lĩnh vực sản xuất và năng lượng.
Chuyên gia nhận xét: “Khi lòng tin chính trị được củng cố và hợp tác thương mại, đầu tư toàn diện, Việt Nam sẽ mở rộng chuyển giao công nghệ qua chuỗi cung ứng các mặt hàng chủ lực sử dụng công nghệ tiên tiến từ Mỹ và đồng minh”.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt có cơ hội học hỏi, phát triển công nghệ và tận dụng đội ngũ chuyên gia hàng đầu từ Mỹ với cơ chế hiệu quả.

Lo ngại gì về sự trở lại của Trump?

Theo TS. Hà Thị Cẩm Vân, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam, chính sách thuế của Mỹ, đặc biệt nếu các đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump được áp dụng toàn diện, có thể gây ra những tác động sâu rộng lên kinh tế Việt Nam thông qua cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, chuỗi cung ứng và FDI.
Theo vị chuyên gia, nếu các đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump được áp dụng toàn diện, có thể gây ra những tác động sâu rộng lên kinh tế Việt Nam thông qua cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, chuỗi cung ứng và vốn đầu tưu trực tiếp nước ngoài (FDI).
Kỳ vọng của Việt Nam và “ẩn số” Donald Trump
Điều này là dễ hiểu khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may và da giày sẽ chịu áp lực lớn từ chính sách tăng thuế.
Từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Việt Nam đã được xem là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khi nhiều nhà sản xuất toàn cầu chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế quan của Mỹ. Điều này đã giúp Việt Nam đạt được thặng dư thương mại lớn thứ 3 với Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico.
Mối quan hệ Mỹ - Việt cũng được củng cố trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, với việc nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Năm 2024, Mỹ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với thặng dư thương mại lên tới 104,6 tỷ USD. Việt Nam hiện vẫn là nơi sản xuất lớn của các công ty Mỹ như Apple, Google, Nike và Intel… đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khi đó, theo bà Vân, chính sách thương mại của chính quyền Trump nhiệm kỳ 2 lại nhấn mạnh vai trò của thuế quan trong việc giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất nội địa Mỹ.
Nói về những tác động đa chiều, TS. Vân lưu ý: “Nếu chính quyền Trump coi Việt Nam là nơi các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ, nhằm tránh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì Việt Nam sẽ là mục tiêu ngay sau Trung Quốc trong chiến lược thương mại nhiệm kỳ Trump 2.0, đẩy thuế nhập khẩu các mặt hàng “made in Vietnam” vào Mỹ tăng cao”.
Trump cũng đe dọa sẽ áp thuế suất lên đến 20% trên tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Theo báo Tiền Phong dẫn phân tích của bà Vân thì thuế suất cao làm tăng giá bán hàng hóa từ Việt Nam, giảm sức cạnh tranh tại thị trường Mỹ và khả năng duy trì thị phần.
“Kết quả là kim ngạch xuất khẩu giảm, có nguy cơ dẫn đến thâm hụt hoặc suy giảm thặng dư cán cân thương mại”, chuyên gia nêu khả năng có thể xảy ra.
Việt Nam có cách để tránh bị Trump phàn nàn
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, rủi ro từ chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ là thách thức cần lưu ý đầu tiên.
Cũng như ý kiến của TS. Hà Thị Cẩm Vân, ông Lạng dự báo, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp như thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Điều này đặt ra yêu cầu Việt Nam cần có các giải pháp ứng phó nhanh chóng và hiệu quả.
Từ đó, chuyên gia khuyến khích cần coi trọng sự phát triển các dự án hợp tác và tăng cường đầu tư trực tiếp vào Mỹ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.
Thách thức khác là áp lực duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng. Khi Mỹ điều chỉnh chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, chuỗi này có thể chuyển sang các nước khác ở châu Á như ASEAN, Ấn Độ hay các quốc gia từ châu lục khác.
Do đó, việc cạnh tranh để có được chuỗi cung ứng này, nhất là chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ chiến lược giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực sẽ rất lớn, chi phí thu hút tăng lên và chi phí cơ hội tăng lên, tạo áp lực lớn lên các biện pháp hỗ trợ từ chính sách và chi phí doanh nghiệp.
“Việc theo dõi sát động thái dịch chuyển và phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp với đối tác Mỹ là cần thiết để thích ứng nhanh, hiệu quả”, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đề nghị cần tích lũy nội lực, tăng sức chống chịu và đa dạng hóa đối tác nhằm giảm thiểu rủi ro từ môi trường khu vực và quốc tế đầy biến động hiện nay.
Về áp lực tỷ giá, bà Vân dự báo đồng VNĐ có thể mất giá, khiến các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu và máy móc đối mặt với chi phí cao hơn. Điều này làm tăng chi phí sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá cả tiêu dùng.
Mặt khác, dòng vốn FDI cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn toàn cầu và chính sách bảo hộ của Mỹ. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng lo ngại về khả năng áp thuế từ chính quyền Trump mới.
“Nếu Washington áp thuế lên hàng hóa Việt Nam, các công ty từ Hàn Quốc, Trung Quốc… có thể trì hoãn hoặc giảm đầu tư và sản xuất tại Việt Nam vì lợi thế thuế nhập khẩu thấp cho các mặt hàng “made in Vietnam” không còn”, TS. Cẩm Vân nhấn mạnh.
“Trump sẽ không nhắm vào Việt Nam”
Nguồn cung lao động từ lao động nhập cư giảm, dẫn tới chi phí cho lao động tăng và kéo theo tổng chi phí sản xuất tăng, dẫn tới giá tăng. Chuyên gia cũng bày tỏ lo lắng khi chính sách thuế và tình trạng lạm phát cao tại Mỹ có tác động tiêu cực kép tới Việt Nam, một mặt làm giảm xuất khẩu và gây áp lực lên cán cân thương mại, mặt khác làm gia tăng chi phí nhập khẩu và áp lực lạm phát nội địa.
Trong bối cảnh đó, nhà phân tích cho rằng, các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam cần lường trước những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ chính sách kinh tế của Donald Trump nhằm đưa ra kế hoạch ứng phó linh động.
Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng nên đa dạng hóa thị trường và chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào Mỹ bằng cách mở rộng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, ASEAN và tăng cường nội địa hóa sản xuất để nâng cao tự chủ kinh tế.
Việt Nam cũng được khuyến nghị duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt và ổn định kinh tế bằng cách theo dõi tỷ giá, kiểm soát lạm phát, điều chỉnh lãi suất phù hợp để ổn định dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp.
Thảo luận