Mười quốc gia đã bỏ phiếu thuận cho nghị quyết, bao gồm Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong khi năm quốc gia bỏ phiếu trắng. Không có ai bỏ phiếu chống.
Các tác giả của nghị quyết "bày tỏ sự đau buồn trước sự mất mát thương tâm về sinh mạng trong cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraina"; nêu rằng mục đích chính của Liên hợp quốc "là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình"; "yêu cầu mạnh mẽ" chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột và "khuyến khích" "thiết lập nền hòa bình lâu dài giữa Ukraina và Liên bang Nga".
Tuy nhiên, văn kiện này vẫn được thông qua theo đúng bản gốc; Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bác bỏ các sửa đổi từ các nước châu Âu với lập luận chống Nga. Các sửa đổi của Nga cũng bị bác bỏ. Một trong số những sửa đối đó là Moskva kêu gọi loại bỏ “nguyên nhân sâu xa” của cuộc khủng hoảng.
Hôm thứ Hai Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu về văn bản của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, văn bản do Mỹ đề xuất đã có những thay đổi đáng kể - do các sửa đổi từ các nước phương Tây được Đại hội đồng chấp thuận khiến nó mất đi tính trung lập. Ví dụ, theo sự xúi giục của các nước phương Tây, "cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina" (như Hoa Kỳ đề xuất gọi) trong tài liệu đã trở thành "cuộc xâm lăng toàn diện vào Ukraina của Nga". Đại diện thường trực LB Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya gọi nghị quyết này là một "văn bản chống Nga".
Không giống như các nghị quyết của Đại hội đồng, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mang tính ràng buộc.