Khi đó, đa số người thậm chí không suy nghĩ về thực tế là, khẩu hiệu này có nguồn gốc từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc chiến tranh chống nước Đức quốc xã đòi phải ngay lập tức cơ cấu lại lối sống trong cả nước. Quân đội phát xít Đức ngày càng tiến sâu vào nội địa Liên Xô, chiếm lấy những cơ sở công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên. Đất nước đã phải đối mặt với dòng bất tận của những người tị nạn, và phía trước là cuộc di tản quy mô lớn. Từ nay, cuộc sống của cả nước và mỗi một người có mục đích phục vụ tiền tuyến. Nề nếp và nhịp điệu cuộc sống đã thay đổi, đã giảm khối lượng cung cấp hàng hóa. Chuyên gia Nikolay Kopylov từ Hội Lịch sử Quân sự của Nga cho biết:
"Cả nước biến thành một doanh trại lớn. Đã hủy bỏ thời gian nghỉ phép, các ngày nghỉ cuối tuần, tại các xí nghiệp áp dụng chế độ làm việc theo ca. Nhiệm vụ cấp bách là tìm kiếm lao động thay cho những người đã ra mặt trận chiến đấu. Ngoài ra, cả nước chuyển sang chế độ phân phối, cung cấp khẩu phần. Đối với công nhân làm việc tại các xí nghiệp công nghiệp đã áp dụng chế độ phân phối đặc biệt, khẩu phần ăn với nhiều calo và các loại thực phẩm tốt hơn".
Như thường lệ, theo tem phiếu cấp phát thực phẩm bổ sung, công nhân có thể nhận thêm 200 gram bánh mì, một bát súp bằng lá cây tầm ma và ngọn củ cải hoặc cháo lỏng, đây là vào mùa hè, còn vào mùa đông — cháo lỏng và súp. Ngay cả với một chế độ ăn uống nghèo như vậy, tất cả mọi người đều tiếp tục làm việc và cung cấp mọi thứ cần thiết cho tiền tuyến. Ông Alexander Korshunov hồi tưởng lại thời chiến tranh khi những người trẻ đã đến làm việc tại nhà máy luyện kim Magnitogorsk:
"Trong những năm chiến tranh, làm việc tại nhà máy đã có mấy nghìn chàng trai và cô gái. Họ đã làm các công việc nặng nhọc nhất: bên lò Mactanh và máy cán, nơi đổ ra kim loại lỏng. Về nguyên tắc,những người trẻ không thua kém gì công nhân cao tuổi giàu kinh nghiệm. Trong ba năm chiến tranh, họ đã sản xuất hơn một triệu tấn thép, thép cán và gang".
Vào tháng 10 năm 1941 đã mở rộng chiến dịch quyên góp tiền bạc mua sắm vũ khí cho Hồng quân. Ngân hàng Nhà nước đã nhận được gần 180 nghìn rúp. Trong những năm chiến tranh, Liên Xô đã 4 lần phát hành chứng khoán tổng trị giá 72 tỷ rúp, song, việc bán ra chứng khoán cho người dân đã mang lại lợi nhuận cao hơn — gần 90 tỷ rúp. Người ta đã mang đến tất cả tiền tiết kiệm và những đồ nữ trang. Cuối mùa thu bắt đầu cuộc vận động thu thập quần áo ấm để gửi cho những người lính. Tập thể của các xí nghiệp và cơ quan, các trường học và thậm chí các trường mẫu giáo đã gửi những món quà cho tiền tuyến. Ông Nikolai Kopylov nhận xét rằng, đất nước lớn đã mất ít hơn sáu tháng để thay đổi về cơ bản: "Kết quả là, trong nửa đầu năm 1941 đã xây dựng lại toàn bộ ngành công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến. Kể từ năm 1942, ngành công nghiệp bắt đầu cung cấp cho quân đội tất cả mọi thứ cần thiết để tiến hành hoạt động chiến sự: từ vũ khí và quân phục đến các hạng mục vệ sinh cá nhân".
Những tác phẩm nghệ thuật xuất hiện trong thời gian Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại thấm nhuần lòng khát khao chiến thắng và niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của nước mình. Chiến sĩ dũng cảm, yêu đời và nhí nhảnh Vassily Terkin trong trường ca nổi tiếng, các bài hát như "Đêm tối trời" và "Katyusha", bài thơ bất hủ "Đợi anh về" là các hiện tượng văn hóa không chỉ trong thời chiến. Đó là thứ vũ khí mạnh mẽ để giành chiến thắng, để đoàn kết lại mọi người trong các thử nghiệm nghiêm trọng nhất.