Nguyên nhân là do một trong tám máy bơm nước bị ngừng hoạt động, nhà điều hành Tokyo Electric Power (TEPCO) cho biết.
Điều đó xảy ra vào ngày cuối trong chuyến thăm của nhóm chuyên gia IAEA vừa thực hiện đợt kiểm tra thường kỳ. Đây là đợt kiểm tra thứ hai của các chuyên gia quốc tế kể từ đầu năm đến nay. Trong tháng Hai, sau chuyến thị sát nhà máy điện hạt nhân "Fukushima-1" họ có kế hoạch chuẩn bị một báo cáo tạm thời. Tuy nhiên, bản báo cáo đó đã bị hoãn lại cho đến khi tổng kết đợt kiểm tra bổ sung. Lý do cho việc này vào cuối tháng hai lại có thông tin về rò rỉ nước phóng xạ. Sau đó, công ty điều hành máy điện hạt nhân là "Tokyo Electric Power" (TEPCO) báo cáo về việc tích nước bị ô nhiễm vào hệ thống thoát nước của tổ máy thứ hai, nhiều khả năng có thể thấm vào đại dương. Hồi đầu tháng tư lại phát hiện bị rò rỉ nước mưa bị ô nhiễm bức xạ sau hàng rào bao quanh bể chứa nước nhiễm phóng xạ.
Cần phải ghi nhận rằng, theo các chuyên gia, hoạt động khắc phục hậu quả vụ tai nạn xảy ra hồi tháng ba năm 2011 sẽ mất bốn mươi năm, và trong thời gian đó sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề. Một vài ngày trước, lần đầu tiên, được hai robot hỗ trợ, các chuyên gia điện hạt nhân đã có thể kiểm tra gần như toàn bộ không gian xung quanh lò phản ứng đầu tiên và vỏ ngoài bảo vệ của nó, nơi lưu trữ mức độ bức xạ cao rất nguy hiểm đối với con người. Cả hai robot "anh dũng hy sinh" vì không thể chịu đựng được mức độ bức xạ quá cao, nhưng qua các dữ liệu truyền về, có thể thấy rằng mức độ bức xạ ở những nơi khác nhau của tầng thấp là khoảng 4,1-9,7 Sievert/giờ. Trong khi đó, mức độ an toàn cho con người là không quá 0,2 microsieverts/giờ. Robot cũng đã thấy rằng các tầng thấp khu lò phản ứng ngập trong nước. Do đó, trong tương lai sẽ sử dụng robot-người cá cho công trình này.
Như vậy, ngày nay, xử lý nước nhiễm phóng xạ vẫn là một trong những vấn đề khó khăn nhất. Xử lý kịp thời và ngăn ngừa rò rỉ là vấn đề chính của các đội xử lý thiên tai. Trong các thùng trên mặt đất đã tích lũy hơn 240.000 tấn chất lỏng. Phó Giám đốc Viện An toàn hạt nhân Rafael Harutyunyan nói:
"Để làm mát khu vực tổ máy 1, 2, 3 của nhà máy Fukushima, mỗi ngày cần từ 100 đến 300 tấn nước. Trong khi đó mỗi ngày còn có khoảng 400 tấn nước ngầm chảy vào khu vực thấp của trạm. Kết quả là tạo ra một khối lượng lớn nước nhiễm phóng xạ. Cần phải làm một cái gì đó với điều này. Nhà máy đã thành lập khu xử lý chất thải phóng xạ lỏng (LRW) để có được dư lượng khô, và sau đó chôn xuống theo cách thông thường như một chất rắn. Nhưng với tất cả nỗ lực và hiệu suất cao cũng không thể xử lý kịp khối lượng nước thải hàng ngày. Vì vậy, khối lượng chất thải lỏng đổ đầy thùng chứa tại sân nhà máy điện hạt nhân liên tục tăng lên. Đúng, đang tích lũy số lượng nước phóng xạ đáng kể. Nhưng vẫn chưa tìm thấy giải pháp cho vấn đề này. Nhưng thậm chí nếu rò rỉ xảy ra, và thường xuyên xảy ra ở đó, thì một lượng nước chảy vào đại dương cũng không phải là thảm họa. Trước đây, hai nhà máy tái chế tại Anh và Pháp trực tiếp đổ chất thải phóng xạ lỏng vào đại dương. Mức độ mega-curie tích tụ ở đó cũng tương đương với Fukushima. Chúng tôi đã nghiên cứu nước thải chảy ra biển ngay sau khi tai nạn tại Fukushima xảy ra. Trong các khu vực ven biển đã có sự gia tăng ô nhiễm bức xạ, các loài cá bị lây nhiễm, nhưng cuối cùng bức xạ tan ra trong đại dương, để lại một vài phần nghìn liều lương nền tự nhiên. Vì vậy, không có gì là nghiêm trọng, không có gì phức tạp… Đó đơn giản là một công việc rất khó khăn…"
Theo ông Harutyunyan, để giải quyết các vấn đề tại nhà máy "Fukushima 1" cần sử dụng các giải pháp phi tiêu chuẩn và kinh nghiệm toàn cầu. Có thể là trong báo cáo sẽ được công bố vào cuối đợt kiểm tra mới đây của IAEA sẽ đưa ra các khuyến nghị cần thiết.