Đội phi cơ này tiến hành giám sát và bằng phương tiện kỹ thuật số ghi lại tất cả những động thái mà Trung Quốc làm trong khu vực: xây dựng đảo nhân tạo, thành lập cơ sở hạ tầng hàng không và hàng hải trên quần đảo Trường Sa, điểm hội tụ đụng độ giữa lợi ích của một số nước Đông Nam Á. Theo dữ liệu do máy bay tình báo Mỹ thu được, những hòn đảo mới đã xuất hiện ở ít nhất là sáu khu vực của quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền tài phán của Việt Nam.
Trong khuôn khổ luật pháp, người Việt Nam và Philippines phản đối lập trường như vậy của Trung Quốc, còn Hoa Kỳ rất biết lợi dụng làn sóng chống đối để phục vụ cho lợi ích của người Mỹ, — đó là nhận xét của chuyên gia Việt Nam học nổi tiếng, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg, GS-TSKH Vladimir Kolotov.
"Hoa Kỳ sẽ chẳng làm gì để bảo vệ quyền lợi của các nước vừa và nhỏ trong khu vực Đông Nam Á, khả năng đó là loại trừ. Người Mỹ sẽ chỉ củng cố vị thế của mình trong khu vực và tạo ra liên minh chống Trung Quốc từ những nước có mối bất bình trước hành động của Bắc Kinh. Tận dụng sự bất mãn này, Washington sẽ thừa cơ cung cấp vũ khí Mỹ các nước này. Người Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường vũ trang cho lực lượng của mình ở vùng biên giới phía nam, và thế là sẽ bắt đầu kịch bản leo thang. Trung Quốc càng gây áp lực thì các nước trong khu vực sẽ càng hướng đến tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington. Hoa Kỳ sẽ kéo Trung Quốc vào những cuộc xung đột khu vực cỡ nhỏ, như thời nào đó đã từng đẩy Liên Xô vào cuộc xung đột ở Afghanistan".
Xung đột lợi ích tại Biển Đông cần được giải quyết trong một bầu không khí ôn hòa, quanh bàn đàm phán mà không có sự trung gian của Hoa Kỳ. Thay vì như vậy, Bắc Kinh khăng khăng đi theo đường lối khiến các nước Đông Nam Á chống lại Trung Quốc. Tình trạng đó phản tác dụng cho cả hai bên, nhưng lại mang lợi cho Washington, bởi dẫn đến gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực quan trọng này của thế giới, — chuyên viên Nga nhận xét.