Đại sứ đặc biệt Bộ Ngoại giao Nga Grigory Logvinov đã tuyên bố như vậy. Nhà ngoại giao phát biểu trong hoạt động không chính thức Đối thoại về hợp tác Đông Bắc Á tại Tokyo ngày 28 tháng 5. Vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng được chú ý trong các cuộc tham vấn tại Bắc Kinh vào ngày 28-29 tháng 5. Thành viên tham dự hoạt động bao gồm đặc phái viên Wu Dawei (Trung Quốc) và đặc phái viên về vấn đề bán đảo Triều Tiên Hwang Jung Guk (Hàn Quốc)
Nhà ngoại giao Hàn Quốc đến Bắc Kinh ngay sau cuộc tham vấn ở Seoul với các đối tác trong "bộ sáu" từ Nhật Bản và Hoa Kỳ — các ông Juichi Ihara và Sung Kim. Trong cuộc gặp "tay ba" họ đã nhất trí tăng cường biện pháp trừng phạt thúc ép Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán về hạt nhân. Dự kiến nhà ngoại giao Hàn Quốc sẽ thúc giục Trung Quốc thắt chặt áp lực lên Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó, thông qua phát biểu của Đại sứ đặc biệt Grigory Loginov ở Tokyo Nga đã cố gắng "làm nguội lòng hăng hái" của các đối tác Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong "bộ sáu". Cụ thể là: thắt chặt áp lực lên Bắc Triều Tiên đã và sẽ không thể dẫn đến kết quả tích cực.
Tất nhiên, Bắc Kinh có thể gây áp lực kinh tế vào Bình Nhưỡng để họ tỏ ra dễ nói chuyện hơn, — chuyên gia Nga Konstantin Asmolov Viện nghiên cứu Viễn Đông thừa nhận. Nhưng điều này là có lẽ liên quan hơn tới quan hệ song phương. Trung Quốc không bao giờ đồng ý áp dụng giải pháp được nêu để phục vụ đối tượng bên ngoài như một bước hành động theo khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Thực tế, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc hy vọng Trung Quốc sẽ "bỏ rơi" Bắc Triều Tiên trong những điều kiện mới nhưng điều đó khó thể xảy ra, — chuyên gia tin chắc:
"Quả là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên không hề đơn giản. Hệ tư tưởng từ lâu đã nhường chỗ cho cách tiếp cận thực dụng. Quả là ở Trung Quốc tồn tại sự bất đồng mạnh trong quan điểm mối quan hệ với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh hiểu rõ Bình Nhưỡng thực hiện chương trình hạt nhân trong hoàn cảnh nào và các giới hạn chính trị cho việc sử dụng tiềm năng vũ khí hạt nhân."
Chính bởi "chủ nghĩa thực dụng" trong chính sách, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận với điều mà Mỹ đang hối thúc dưới lý do giải pháp cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, — nhà nghiên cứu Hàn Quốc Alexander Zhebin nói:
"Trung Quốc hiểu rõ giới hạn ảnh hưởng của họ đối với Bắc Triều Tiên, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi đối thoại chính trị giữa hai nước đang ở mức độ thấp. Người Trung Quốc không muốn làm những gì mà người Mỹ hy vọng. Sự sụp đổ chế độ mà kịch bản thống nhất của Mỹ-Hàn đưa ra sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện thực như chúng ta đang thấy ở châu Âu. Chúng ta thấy rằng NATO đang ở ngay sát cạnh biên giới của Nga. Còn ở châu Á, người Mỹ sẽ có mặt trên 1.400 km chiều dài biên giới Triều Tiên-Trung Quốc."