Thật vậy, dù các biện pháp trừng phạt đã gây thiệt hại cho Iran, nhưng thị trường của nước này với gần 80 triệu người dân và tài nguyên thiên nhiên phong phú hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhật Bản lập ra những kế hoạch nào cho Cộng hòa Hồi giáo Iran?
Câu trả lời là rất đơn giản. Nhật Bản nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu từ Trung Đông. Và với sự trở lại của Iran, giá dầu khí trên thị trường quốc tế có thể giảm đáng kể. Nhật Bản cũng có thể quay trở lại với dự án Azagedan ở Iran, là khu mỏ với trữ lượng dầu thô ước tính đạt với 35 tỷ thùng.
Một lĩnh vực hợp tác khác là năng lượng hạt nhân hòa bình. Chính quyền Iran đang xem xét các phương án khác nhau nhằm phát triển năng lượng hạt nhân trong sự hợp tác với các công ty lớn của nước ngoài, bao gồm cả Nhật Bản. Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã nói về điều đó vào tháng 1 năm 2014 trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NHK: "Nhật Bản sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và xuất khẩu các công nghệ đó cho nước ngoài. Sự hợp tác với Nhật Bản trong việc xây dựng các cơ sở hạt nhân mới ở Iran có triển vọng tốt”. Năm 2011, sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima-1", Nhật Bản tạm ngừng xuất khẩu công nghệ hạt nhân, nhưng, đang dần phục hồi quá trình này. Ngoài ra, vụ tai nạn đã đóng góp vào việc cải thiện chất lượng của các hệ thống an toàn, mà đó là một yếu tố rất quan trọng đối với Iran bởi vì nhà máy điện hạt nhân "Bushehr" nằm trong khu vực thường xảy ra những trận động đất.
Sự hợp tác thương mại với Iran mở ra triển vọng rộng lớn trong nhiều lĩnh vực: từ hàng không và hệ thống đường sắt mà Iran cần phải hiện đại hóa, cho đến công nghệ IT, chưa kể đến thị trường tiêu dùng. Iran cũng có thể nhập khẩu từ Nhật Bản xe ô tô và thiết bị điện tử. Tuy nhiên, trong "phòng chờ" hiện có không chỉ Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, Nga và EU. Ví dụ, mới đây Ngoại trưởng Ý Paolo Gentiloni đã tuyên bố rằng, Iran là mối quan tâm lớn đối với nhiều quốc gia, và sau khi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt "sẽ bắt đầu sự cạnh tranh để thiết lập mối quan hệ đặc biệt với Iran".
Theo ý kiến của Giáo sư Vladimir Kondratyev, Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (IMEMO), sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ có sự cạnh tranh nghiêm trọng xung quanh thị trường Iran:
“Xung quanh thị trường này sẽ có sự cạnh tranh gay gắt. Iran có khả năng sản xuất khối lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, và sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran sẽ có quyền hợp pháp xuất khẩu dầu thô. Và Nhật Bản đứng thứ nhất trong số các nhà nhập khẩu. Mặt khác, thị trường Iran đã bị đóng cửa với thế giới bên ngoài còn nhu cầu của nước này thì tăng lên thường xuyên. Chẳng hạn, mặc dù Iran đang phát triển ngành công nghiệp ô tô của mình, nhưng, nước này rất quan tâm đến việc mở rộng và hiện đại hóa ngành này. Và Nhật Bản với ngành ô-tô phát triển cao sẵn sàng tham gia hoạt động này. Nói chung, ngay hiện nay bắt đầu cuộc đấu tranh nhằm chinh phục thị trường Iran, tham gia cuộc đua có các công ty của Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ và châu Âu. Thị trường này hứa hẹn lợi nhuận cao".
Có lẽ Nhật Bản cho rằng, nước này đóng một vai trò đặc biệt vì thế có quyền tích cực chinh phục thị trường Iran. Nhật Bản chưa bao giờ có bất kỳ xung đột nghiêm trọng với các quốc gia Hồi giáo. Dù quan hệ chính trị không phải là tích cực lắm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1929, nhưng, mối liên hệ kinh tế là rất chặt chẽ. Cuối những năm 1980, thời kỳ "phép lạ kinh tế" của Nhật Bản, Tokyo đã cấp giấy phép lao động di cư cho công dân Iran, cho phép họ thường trú ở Nhật Bản. Mặc dù sau vài năm Nhật Bản bãi bỏ thủ tục này, nhưng, ở nước Nhật hiện có cộng đồng người Iran đủ mạnh.
Ngay cả khi lên án chương trình hạt nhân của Iran, Nhật Bản vẫn duy trì cuộc đối thoại trực tiếp với Tehran. Trong năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Iran đã đến thăm Nhật Bản, và phái đoàn Nhật Bản, bao gồm các chính trị gia và doanh nhân đã đếnTehran để hội đàm với ban lãnh đạo Iran.