Chuyên gia Dmitry Streltsov, Trưởng bộ môn Nghiên cứu phương Đông của Học viện ngoại giao Moskva (MGIMO), không đồng ý với giả định này: “Nếu nói về các mục đích cụ thể trong chuyến thăm của ông Abe thì trước hết nên lưu ý đến lĩnh vực kinh tế: Tokyo muốn củng cố vị thế kinh tế trong khu vực trong bối cảnh Nhật Bản đang thực thi chính sách đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Ví dụ, các mỏ dầu ở phía Tây Kazakhstan: một số công ty Nhật Bản, chẳng hạn như "Teykoku Sekiyu", đã đầu tư những khoản tiền lớn vào ngành này. Uzbekistan cũng thu hút sự chú ý của Nhật Bản như một nhà cung cấp khí đốt và uranium. Ngoài ra, Nhật Bản muốn tiếp cận thị trường Trung Á để cung cấp những công nghệ xanh, chẳng hạn, công nghệ hạt nhân. Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước trong khu vực thông qua chương trình ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức)".
Cuối cùng, thành phần địa chính trị trong chuyến thăm của ông Abe gắn liền với ý muốn của Nhật Bản sử dụng sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nga trên không gian Trung Á để củng cố vị trí của mình bằng cách gia tăng ảnh hưởng của Tokyo đến giới lãnh đạo chính trị của các nước này, đặc biệt là họ đang tham gia một trò chơi ngoại giao phức tạp. Nhật Bản muốn gia tăng sự hiện diện kinh tế trong khu vực với tư cách đại diện của thế giới phương Tây, nước truyền bá các giá trị phương Tây, cung cấp cho các nước Trung Á mô hình phát triển kiểu phương Tây khác với mô hình của Nga và Trung Quốc”.
Tất nhiên, ban lãnh đạo Nga sẽ đánh gía tích cực những nỗ lực của Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và tăng cường cuộc đấu tranh chống khủng bố. Mặt khác, những hành động của Tokyo hướng tới mục tiêu xa hơn về mặt địa chính trị không thể không gây ra sự lo ngại của Matxcơva. Tuy nhiên, Tokyo hầu như không có cơ hội để lôi kéo giới lãnh đạo chính trị của Trung Á về phía mình. Đó là ý kiến của chuyên gia Andrei Ivanov, nhà nghiên cứu hàng đầu của Học viện ngoại giao Moskva (MGIMO): “Các chuyên gia Nga có ý kiến rằng, vào cuối những năm 1990 — đầu những năm 2000, ở khu vực Trung Á, Nhật Bản đã thực thi chính sách có được sự phối hợp của Hoa Kỳ nhằm "thuần hóa" của nhà lãnh đạo địa phương với sự giúp đỡ của các khoản đầu tư, và đôi khi cả hối lộ. Mục đích của họ là đơn giản — đưa khu vực này ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga. Phương pháp này không mang lại kết quả tích cực: giới thượng lưu sẵn sàng lấy tiền, nhưng, không vội vàng thay đổi về cơ bản đường lội chính trị để phục vụ lợi ích của Mỹ. Và bây giờ, sau các cuộc cách mạng màu ở các nước phương Đông và ở Ukraina, các nhà lãnh đạo ở khu vực Trung Á cố gắng giới hạn hợp tác với Hoa Kỳ ở mức tối thiểu. Ví dụ, Kyrgyzstan có ý định đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ. Vì thế, có thể dự đoán rằng, các nước Trung Á rất vui lòng chấp nhận các đề xuất của Nhật Bản về hợp tác kinh tế và hỗ trợ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng, mọi nỗ lực thúc đẩy mô hình phát triển theo kiểu phương Tây, nền dân chủ và tự do theo kiểu phương Tây hay Nhật Bản, sẽ vấp phải phản đối gay gắt từ phía các nước Trung Á”.