Ông Abe tự coi mình là người theo hòa bình, còn người Mỹ là các chiến sĩ vì hòa bình

© AP Photo / Yoshikazu TsunoThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trình bày trước ủy ban đặc biệt nghiên cứu dự luật quốc phòng trong Thượng viện.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Trung Á mong chờ vốn đầu tư của Nhật Bản chứ không phải những lời khuyên của ông Abe
Ông một lần nữa nhấn mạnh rằng sắc luật sẽ mở rộng quyền hạn cho Lực lượng Phòng vệ nhưng không làm thay đổi các nguyên tắc hiến định mang tính hòa bình.

"Nhờ pháp luật này, liên minh quốc phòng Nhật Bản-Mỹ sẽ thêm vững chắc, tiềm lực kiềm chế và ngăn chặn chiến tranh sẽ càng được củng cố. Nhật Bản sẽ đẩy mạnh sự hợp tác với cộng đồng quốc tế, mở rộng phối hợp nhân danh hòa bình," — Thủ tướng Nhật Bản cho biết.

Đáng trân trọng những nỗ lực của Thủ tướng Abe góp phần làm tăng cường và củng cố hòa bình. Tuy nhiên, việc ông hy vọng thực hiện mục tiêu bằng cách cấu kết quân sự với Hoa Kỳ là điều thật đáng ngạc nhiên. Ông Andrei Ivanov, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO nói:



"Có lẽ, Thủ tướng Shinzo Abe cực kỳ tin tưởng Tổng thống Mỹ Barack Obama. Còn ông Obama rất thích nói về địa vị đặc biệt của Hoa Kỳ, về việc Hoa Kỳ bảo vệ hòa bình, tự do và dân chủ khắp nơi trên thế giới. Khoảng giữa thế kỷ XX, quả thực Hoa Kỳ từng tham gia bảo vệ hòa bình, tự do và dân chủ, khi hỗ trợ Liên Xô đánh bại nước Đức phát xít và nhờ sự chi viện của Liên Xô đập tan quân phiệt Nhật Bản. Sau đó, nhiều năm ròng Hoa Kỳ đối đầu với "mối đe dọa cộng sản" mà theo họ xuất phát từ Liên Xô, bỏ ngoài tai việc Moskva kêu gọi cùng chung sống và cạnh tranh hòa bình giữa hai hệ thống. Sau khi Liên Xô sụp đổ và phe xã hội chủ nghĩa tan rã, những yếu tố kiềm chế tham vọng của Hoa Kỳ biến mất, người Mỹ tích cực phổ biến các giá trị của mình khắp thế giới. Nhưng họ hành động không hoàn toàn bằng công cụ hòa bình. Vin vào những lý do bịa đặt, Hoa Kỳ gây nên các cuộc chiến chống Nam Tư, Iraq, Afghanistan, sắp đặt hay hoặc hỗ trợ "cách mạng màu" ở hàng loạt nước, trong đó có Libya và Ukraine. Con số những nạn nhân vô tội của "sự xuất khẩu tự do và dân chủ Hoa Kỳ" đã lên đến hàng trăm ngàn, nếu không phải hàng triệu tính mạng. Hôm nay, người Mỹ tiếp tục nói về quyền khẳng định những giá trị của mình trên thế giới, thực chất là nhằm dùng quân sự."


"Nhận ra một mình khó thể làm những điều này, Mỹ ỷ lại vào NATO ở châu Âu, còn ở châu Á đặc biệt muốn dựa vào Nhật Bản. Nhưng nếu cho tới nay sự bảo vệ "hòa bình, tự do và dân chủ" của người Mỹ luôn kèm theo những hành động xâm lược chống lại các quốc gia độc lập và gây nên nhiều cái chết, thì vì sao Thủ tướng Abe lại hy vọng liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản sẽ diễn ra một cách hòa bình? Phải chăng ông Abe là người ngây thơ? Nếu vậy, liệu ông có quyền lãnh đạo một quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản?"


"Người Nhật phải trả lời những câu hỏi này ngay bây giờ, khi cuộc thảo luận về pháp luật quốc phòng chưa kết thúc. Bởi sau này sẽ có thể là quá muộn,"  — học giả Andrey Ivanov nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала