Hai bên đã lập kế hoạch này tại cuộc gặp của ông Putin và Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối năm 2014. Trong bối cảnh này, chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Nga đến đảo Iturup, nơi ông kiểm tra việc chuẩn bị khai trương sân bay và các cơ sở khác và tham dự diễn đàn thanh niên, đã gây ra phản ứng tiêu cực từ phía Tokyo. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã phản đối, và nhấn mạnh nói rằng, hành động của Tổng thống Medvedev làm "tổn thương tình cảm của người dân Nhật Bản".
Liệu chuyến đi của Thủ tướng Nga Medvedev có thể trở thành một thách thức mới đối với quan hệ song phương? Liệu có cơ sở để nói rằng, quan hệ Nga-Nhật lại một lần nữa bị đóng băng? Sau đây là ý kiến của Cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Aleksandr Panov:
"Quan hệ Nga-Nhật vốn bị đóng băng. Tuy nhiên, hai bên duy trì những tiếp xúc ngoại giao. Nhật Bản là một thành viên của cộng đồng phương Tây, mà phương Tây đang áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Vì vậy, ngay từ đầu tôi không thể hiểu tại sao ông Abe nói lên ý muốn mời Tổng thống Putin đến thăm Nhật Bản. Vì xét theo mọi việc, vào thời điểm này, trong một bầu không khí như vậy, không thể tổ chức chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga, mà trong chương trình nghị sự phải có không chỉ những lời nói lịch sự mà còn những thỏa thuận cụ thể. Đồng thời, cả hai bên đều muốn tiếp tục đối thoại ở cấp cao nhất. Ông Abe và ông Putin có thể tổ chức cuộc gặp trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hoặc bên lề Hội nghị G-20, hoặc OPEC. Tức là, cuộc đối thoại sẽ tiếp tục, nhưng, nếu hai bên chỉ thảo luận về hiệp ước hòa bình, như đề nghị của Thủ tướng Abe, mà không nói gì về sự hợp tác quy mô lớn với Nga trong điều kiện lệnh trừng phạt của phương Tây, thì cuộc đối thoại như vậy không có triển vọng".
Nhật Bản không muốn đóng băng hoàn toàn quá trình đối thoại chính trị với Nga. Đó là ý kiến của chuyên gia Nga về Nhật Bản Dmitry Streltsov:
"Chuyến thăm của Thủ tướng Medvedev không đặt dấu chấm hết cho quá trình đàm phán và chuẩn bị chuyến thăm của Tổng thống Putin. Xin lưu ý rằng, phía Nhật Bản chỉ phản đối bằng miệng, không có bất kỳ một văn bản giấy tờ. Phản đối được thể hiện chỉ bằng miệng không phải là cứng rắn lắm. Vì vậy, theo ý kiến của tôi, không nên phóng đại quá mức sự kiện này. Tôi nghĩ rằng, cùng với thời gian hai bên sẽ tìm đến sự thỏa hiệp để thoát ra khỏi tình huống phức tạp, và quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ tiếp tục vào thời điểm khác".
Sau khi Shinzo Abe tái đắc cử, trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2012, và ông Vladimir Putin trở lại điện Kremlin, hai ông đã thiết lập quan hệ thân thiện; ông Abe đã hy vọng rằng, hai bên sẽ đặt tiến bộ trong vấn đề hiệp ước hòa bình. Đối với ông Abe, điều đó là đặc biệt quan trọng bởi vì, do các tranh chấp lãnh thổ, quan hệ của Tokyo với Trung Quốc và Hàn Quốc đã xấu đi, lãnh đạo của hai nước này luôn từ chối gặp Thủ tướng Nhật Bản. Trong bối cảnh này, việc tiếp tục đối thoại với ông Putin có thể được xem xét như niềm an ủi cho ông Abe. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản buộc phải đầu hàng trước áp lực của Mỹ, nước đồng minh quân sự và chính trị quan trọng nhất của Nhật Bản tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.