"Bản thân cuộc gặp cần được đánh giá tích cực, bởi vì ngay cả với những quan điểm rất khác biệt vẫn cần phải tiếp xúc với nhau. Sáng kiến này xuất phát từ phía Nhật Bản, họ lo ngại rằng quan hệ với Moskva trong vài tháng qua đáng tiếc là đã bị xuống cấp. Lý do thực sự cho sự suy giảm quan hệ là Nhật Bản về hùa với đồng minh Mỹ của mình và công bố các biện pháp trừng phạt chống Nga, rõ ràng là động thái thiếu thân thiện. Mặt khác, Nhật Bản đang cố gắng kêu gọi Nga để nhận được một số nhượng bộ về lãnh thổ. Điều này có vẻ kỳ lạ, bởi vì trong ngoại giao, các vấn đề quan trọng thường giải quyết trong môi trường quan hệ được cải thiện, mà bây giờ chúng ta đang phải ghi nhận sự suy giảm quan hệ Nga-Nhật.”
Tổng thống Putin đã có hành động rất hợp lý và phù hợp với những tuyên bố gần đây của các đại diện chính phủ Nga. Chúng tôi sẽ không đàm phán về số phận vùng lãnh thổ chủ quyền của chúng tôi là quần đảo Kuril. Nhật Bản đòi ký kết hiệp ước hòa bình và đòi lại các đảo Nam Kuriles. Ở đây quan điểm của hai nước là bất đồng. Tôi nghĩ rằng trong cuộc gặp với Thủ tướng Abe, Tổng thống Putin đã làm rõ vấn đề này, ông Anatoly Koshkin bình luận.
Tại Nhật Bản, một số người cho rằng trong vấn đề quần đảo Kuril, Nga đang chơi trò chơi cảnh sát "tốt" và "ác". Thủ tướng Medvedev được chỉ định vai trò của "cảnh sát ác". Tổng thống Putin say mê judo và yêu Nhật Bản, được cho là có quan điểm khác. Do đó, họ nói, ông Putin sẽ nhượng bộ hơn trong vấn đề lãnh thổ.
Than ôi, điều này là sai lầm. Nhà lãnh đạo Nga sẽ không đi ngược lại ý chí của nhân dân Nga. Ông Putin phản đối mạnh mẽ bất kỳ mọi nhượng bộ đối với lãnh thổ của đất nước và tôn trọng kết quả cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai. Trong thực tế, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới cố gắng thách thức các kết quả của Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đó chính là biểu hiện của của chủ nghĩa phục thù.
Tại cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản của mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố rằng Nhật Bản cần thừa nhận kết quả chiến tranh thế giới II và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Xin nhắc lại rằng Nhật Bản đã trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc nhờ việc Liên Xô đã đồng ý ủng hộ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Tokyo hồi năm 1956.