Сhúng ta sẽ làm cho thế giới trở nên ổn định và an toàn

© Sputnik / Mihail MetzelVladimir Putin
Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bài phát biểu của ông Vladimir Putin tại kỳ họp lần thứ 70 Đại hội đồng LHQ

Thưa ngài Chủ tịch! Thưa ngài Tổng Thư ký! Thưa các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ! Thưa các quí bà quí ông!

Kỷ niệm chẵn 70 năm Liên Hợp Quốc là dịp tốt để nhìn lại lịch sử cũng như để nói về tương lai chung của chúng ta. Năm 1945, các quốc gia đánh bại chủ nghĩa phát-xít đã thống nhất nỗ lực để đặt nền móng vững chắc cho cấu trúc thế giới hậu chiến.

Xin nhắc rằng những quyết định chủ chốt về nguyên tắc hiệp lực của các quốc gia, quyết định về thành lập Liên Hợp Quốc đã được thông qua ở chính đất nước chúng tôi, trong cuộc gặp tại Yalta của các nhà lãnh đạo đồng minh chống Hitler. Hệ thống Yalta quả thực đã đạt được với cái giá phải trả là hàng chục triệu sinh mạng con người, hai cuộc thế chiến quét khắp hành tinh trong thế kỷ XX, và khách quan mà nói, nó đã giúp nhân loại vượt qua những sự kiện bão táp và đôi khi đầy kịch tính của bảy thập niên qua, đã gìn giữ thế giới khỏi những chấn động qui mô.

Liên Hợp Quốc là cấu trúc không gì sánh bằng về tính hợp pháp, tính đại diện và tính phổ quát. Đúng, trong thời gian gần đây có không ít lời chỉ trích nhắm vào Liên Hợp Quốc. Dường như tổ chức thế giới hoạt động không mấy hiệu quả, còn việc thông qua các quyết định nguyên tắc lại dựa trên những mâu thuẫn khó vượt qua, trước hết là giữa các thành viên của Hội đồng Bảo an.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng sự bất đồng ở Liên Hợp Quốc luôn luôn hiện hữu trong suốt chặng dài 70 năm tồn tại của tổ chức. Và quyền phủ quyết luôn luôn được sử dụng: cả Hoa Kỳ, cả Anh, cả Pháp, cả Trung Quốc, cả Liên Xô và sau đó là Nga đều dùng quyền phủ quyết. Điều đó hoàn toàn tự nhiên đối với một tổ chức đa dạng và nhiều đại diện đến như vậy. Khi thành lập Liên Hợp Quốc cũng không hề dự kiến rằng sự đồng nhất tư tưởng sẽ ngự trị ở đây. Trên thực tế, bản chất của tổ chức thế giới bao hàm ở chỗ tìm kiếm và thu xếp sự nhân nhượng, còn sức mạnh của Liên Hợp Quốc là sự hội tụ có tính đến những quan điểm và góc nhìn khác nhau.

Những cuộc thảo luận giải pháp tại Liên Hợp Quốc hoặc là đồng thuận dưới dạng ra nghị quyết, hoặc là không nhất trí, nói như các nhà ngoại giao là qua được hay không được qua. Và mọi hành động của bất kỳ quốc gia nào bỏ qua nề nếp thủ tục này đều là bất hợp pháp, trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như pháp lý quốc tế đương đại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin: “Mong các đối tác mong muốn và tìm cách phát triển quan hệ với Nga”

Toàn thể chúng ta đều biết rằng sau khi kết thúc "chiến tranh lạnh", trên thế giới đã nảy sinh một trung tâm ưu thế độc nhất. Và khi đó những người ở trên đỉnh kim tự tháp này phát sinh suy nghĩ rất cám dỗ rằng nếu họ hùng mạnh và vượt trội đến thế, thì ắt họ biết hơn ai hết là phải làm gì. Do đó, chẳng cần đếm xỉa cả tới Liên Hợp Quốc, mà thường là, thay vì tự động chuẩn y, hợp thức hóa giải pháp cần có, thì lại chỉ ngăn cản, như ở chỗ chúng tôi người ta thường nói là "làm quẩn chân". Đã diễn ra những đàm luận rằng Tổ chức dưới dạng như được tạo lập nay đã già cỗi hoặc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.

Tất nhiên, thế giới đang biến đổi, và Liên Hợp Quốc cũng phải tuân theo sự chuyển hóa tự nhiên này. Trên cơ sở đồng thuận rộng rãi, Nga sẵn sàng cùng với tất cả các đối tác tiến hành công việc nhằm phát triển Liên Hợp Quốc, nhưng chúng tôi cho rằng những toan tính phá hoại uy tín và tính hợp pháp của Liên Hợp Quốc là cực kỳ nguy hại. Điều đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ kiến trúc quan hệ quốc tế. Khi đó quả thực sẽ chẳng còn thứ luật pháp nào ngoài luật của kẻ mạnh.

Nếu như vậy sẽ có một thế giới mà thay vì công việc tập thể sẽ là chủ nghĩa vị kỷ lên ngôi, một thế giới trong đó ngày càng nhiều độc tài toàn trị và ngày càng ít bình đẳng, ít dân chủ và tự do hiện thực, một thế giới mà trong đó thay chỗ cho những quốc gia độc lập đích thực sẽ là nhân lên số các vùng lãnh thổ bảo hộ có sự điều khiển từ bên ngoài. Vậy thì chủ quyền quốc gia mà các đồng nghiệp nói đến ở đây là cái gì? Đó trước hết là vấn đề tự do, tự do dành cho mỗi người lựa chọn số phận của mình, tự do cho nhân dân, tự do cho Nhà nước. Nhân tiện xin nói, thưa các đồng nghiệp thân mến, cũng ở đây có câu hỏi về cái gọi là tính hợp pháp của chính quyền Nhà nước. Không nên chơi đùa và giở thủ đoạn bằng từ ngữ. Trong luật pháp quốc tế, trong công việc quốc tế, mỗi khái niệm đều cần phải minh bạch, rõ ràng, phải có cách cắt nghĩa thống nhất và tiêu chí hiểu biết thống nhất. Tất cả chúng ta đều khác nhau, và cần có thái độ tôn trọng thực tế đó. Không ai có nghĩa vụ phải tuân theo một mô hình phát triển độc đoán của người nào đó luôn cho là duy nhất đúng.

Tất cả chúng ta không nên quên những kinh nghiệm của quá khứ. Chẳng hạn, chúng tôi nhớ cả những thí dụ từ lịch sử Liên Xô. Xuất khẩu các thí nghiệm xã hội, toan tính thúc đẩy thay đổi ở nước này nước khác, vốn xuất phát từ những định đề ý thức hệ của riêng mình, lại thường dẫn đến hậu quả thê thảm, không dẫn đến tiến bộ mà tới suy vong. Tuy nhiên, có vẻ là chẳng ai học được qua sai lầm của người khác, mà chỉ lặp lại những sai lầm đó. Và bây giờ vẫn tiếp diễn xuất khẩu cái gọi là cuộc cách mạng "dân chủ".

Chỉ cần nhìn vào tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi, những gì mà diễn giả trước đã nói tới. Dĩ nhiên, những vấn đề chính trị-xã hội trong khu vực này đã chín muồi từ lâu, và mọi người ở đó muốn thay đổi. Nhưng cái gì đã xảy ra trên thực tế? Sự can thiệp hiếu chiến từ bên ngoài đã dẫn đến chỗ, thay cho cải cách cơ cấu nhà nước và cả bản thân nề nếp cuộc sống, đã đơn giản là sự phá hủy thô bạo công nhiên. Thay vì chiến thắng của dân chủ và tiến bộ — bạo lực, nghèo đói, thảm họa xã hội, và các quyền con người, trong đó có quyền sống, trong những gì nên được đặt. Thay vì sự toàn thắng của dân chủ và tiến bộ, đã là bạo lực, nghèo đói và thảm họa xã hội, còn quyền con người, bao gồm cả quyền được sống, thì hoàn toàn bị coi rẻ.

Vì vậy những muốn hỏi những người tạo ra tình hình như vậy rằng: "Các vị có hiểu đã gây nên cái gì hay chăng?".

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Chính trị gia Syria: Ông Putin đề xuất ý tưởng hòa bình dựa trên đối thoại

Nhưng tôi e rằng câu hỏi này sẽ bị treo lơ lửng trong không khí mà thôi, bởi các chính trị gia quá tự tin vào ưu thế biệt lệ và đặc quyền không bị trừng phạt của họ, vẫn không chịu từ bỏ lối hành xử đó.

Đã rõ ràng là tình trạng chân không quyền lực phát sinh ở hàng loạt nước Trung Đông và Bắc Phi dẫn đến hình thành các vùng vô chính phủ, ngay lập tức lấp đầy bởi những phần tử cực đoan và khủng bố. Dưới lá cờ của cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo" đã có hàng chục nghìn chiến binh. Trong số đó có các cựu quân nhân Iraq đã bị quẳng ra đường do kết quả của cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Một nguồn cung cấp chiến binh còn là Libya, nơi mà tính Nhà nước đã bị hủy hoại do kết quả sự vi phạm thô bạo vào Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Còn bây giờ hàng ngũ cực đoan đang được bổ sung cả bằng các thành viên gọi là vừa phải của phe đối lập Syria được phương Tây hỗ trợ.

Thoạt tiên, số này được người ta vũ trang, huấn luyện, rồi sau đó chuyển sang phía cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo". Mà cả bản thân "Nhà nước Hồi giáo" cũng không phải khởi phát từ hư không: Ban đầu nó cũng được dung dưỡng như một thứ vũ khí chống lại chế độ thế tục không thích hợp. Sau khi tạo lập bàn đạp ở Syria và Iraq, "Nhà nước Hồi giáo" đang ráo riết mở rộng sự bành trướng sang các khu vực khác, nhằm tới mục đích thống trị trong thế giới Hồi giáo và không riêng ở đó. Kế hoạch của bọn chúng rõ ràng không giới hạn ở đây. Tình hình đang ngày càng nguy hiểm hơn.

Trong bối cảnh này, có hành động đạo đức giả và vô trách nhiệm với những tuyên ngôn đao to búa lớn về mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời nhắm mắt làm ngơ trước các kênh tài trợ và ủng hộ bọn khủng bố, kể cả nhờ kinh doanh ma túy, buôn bán trái phép dầu mỏ và vũ khí, hoặc cố gắng điều khiển các nhóm cực đoan, dùng chúng phục vụ cho thành tựu mục tiêu chính trị riêng với hy vọng sau này sẽ kiếm cách nào đó đối phó với chúng, mà nói một cách đơn giản là thanh toán, loại bỏ.

Với những ai thực sự đang hành động và suy tính như vậy, tôi những muốn nói rằng: thưa các quí ông, các vị đang đối phó với đám người tất nhiên rất tàn bạo, nhưng hoàn toàn không ngu ngốc và không thô sơ, chúng không ngu hơn các vị và vẫn còn chưa rõ ai đang sử dụng ai cho mục đích riêng. Và dữ liệu mới nhất về việc phe đối lập ôn hòa chuyển giao vũ khí cho bọn khủng bố chính là bằng chứng xác nhận rõ nhất.

Chúng tôi cho rằng bất kỳ nỗ lực dung túng ve vãn bọn khủng bố, hơn thế nữa là vũ trang cho bọn chúng, đều không chỉ đơn giản là thiển cận, mà còn là mối nguy hỏa hoạn. Hệ quả là mối đe dọa khủng bố toàn cầu có thể tăng kịch biến, bao trùm những khu vực mới trên hành tinh. Hơn thế nữa, trong đội ngũ của "Nhà nước Hồi giáo" đang đào luyện các chiến binh từ nhiều quốc gia, kể cả từ các nước châu Âu.

Đáng tiếc cần phải nói thẳng ra điều này, thưa các đồng nghiệp thân mến, là ở đây cả Nga cũng không ngoại lệ. Không thể để những tên đao phủ chặt đầu người đã say mùi máu sau đó trở về nước và tiếp diễn công việc tội ác đen tối của chúng. Chúng tôi không muốn điều đó. Bởi chẳng ai muốn thế, đúng không ạ? Nga luôn luôn kiên quyết và nhất quán tuyên bố chống lại chủ nghĩa khủng bố trong mọi dạng thức của nó.

Hiện nay, chúng tôi dành sự hỗ trợ về quân sự-kỹ thuật cho cả Iraq và Syria, cho các nước khác trong khu vực đang tiến hành đấu tranh với các nhóm khủng bố. Chúng tôi coi là sai lầm lớn nếu từ chối hợp tác với chính quyền Syria, với quân đội của chính phủ, với những người đang can đảm giao tranh trực diện với bọn khủng bố. Cần thừa nhận dứt khoát rằng ngoài lực lượng chính phủ của Tổng thống Assad cũng như dân quân người Kurd ở Syria, thì không có ai thực sự chiến đấu với "Nhà nước Hồi giáo" và các tổ chức khủng bố khác. Chúng tôi biết tất cả các vấn đề của khu vực, tất cả các mâu thuẫn, nhưng dfu sao chăng nữa vẫn cần phải xuất phát từ thực tiễn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Charlie Rose cho mạng truyền hình CBS và PBS - Sputnik Việt Nam
Tình yêu nước Nga gắn kết Tổng thống Putin và toàn dân

Chúng tôi đề nghị thống nhất nỗ lực để giải quyết những vấn đề mới đang đặt ra trước chúng ta, và tạo lập một liên minh thực sự rộng rãi để chống khủng bố quốc tế.
Thưa các đồng nghiệp thân mến! Tôi buộc phải lưu ý rằng trong thời gian gần đây cách tiếp cận trung thực và thẳng thắn như vậy của chúng tôi bị dùng như cái cớ để cáo buộc Nga gia tăng tham vọng. Cứ làm như những người nói về chuyện này hoàn toàn chẳng có tham vọng nào hết. Nhưng bản chất không phải ở tham vọng của Nga, thưa quí vị đồng nghiệp, mà là không thể chịu đựng được thêm nữa những gì dồn đọng trong tình hình thế giới.

Thực tế, chúng tôi đề xuất để không tuân theo sự chỉ đạo bởi tham vọng, mà bằng những giá trị chung và quyền lợi chung trên cơ sở luật pháp quốc tế, thống nhất nỗ lực giải quyết những vấn đề mới đang đặt ra trước chúng ta và tạo lập một liên minh thực sự rộng rãi để chống khủng bố quốc tế. Cũng giống như liên minh chống Hitler đã có thể đoàn kết những lực lượng khác nhau vào chung hàng ngũ, sẵn sàng kiên quyết chống lại những kẻ như bọn Quốc xã gieo rắc cái ác và lòng hận thù con người.

Đương nhiên, những thành viên then chốt trong một liên minh như vậy cần phải là các quốc gia Hồi giáo. Bởi "Nhà nước Hồi giáo" không chỉ mang mối đe dọa trực tiếp cho họ, mà còn vì những tội ác đẫm máu của các phần tử khủng bố này đang bôi nhọ một tín ngưỡng tôn nghiêm bậc nhất của thế giới là đạo Hồi. Các chiến binh đang xúc phạm và bóp méo những giá trị nhân văn đích thực của tôn giáo này.

Tôi muốn hướng tới các vị thủ lĩnh tinh thần đạo Hồi: bây giờ uy tín và những lời răn dạy của các vị là hết sức quan trọng. Cần bảo vệ những người mà bọn chiến binh đang cố gắng tuyển mộ khỏi bước đi vội vã, còn với những người đã bị lừa dối và bởi những lý do khác nhau đang có mặt trong hàng ngũ của bọn khủng bố, thì cần giúp họ tìm ra con đường trở lại cuộc sống bình thường, hạ vũ khí, chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.

Ngay trong những ngày tới, với chức trách là Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Nga sẽ triệu tập cuộc họp cấp Bộ trưởng để phân tích toàn diện về mối đe dọa ở địa bàn Trung Đông. Trước hết, chúng tôi đề xuất thảo luận khả năng thông qua nghị quyết về phối hợp tất cả các lực lượng chống lại "Nhà nước Hồi giáo" và các nhóm khủng bố khác. Tôi xin nhắc một lần nữa, sự phối hợp đó cần dựa trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chúng tôi trông đợi rằng cộng đồng quốc tế sẽ có thể hoạch định một chiến lược toàn diện nhằm ổn định chính trị và tái thiết kinh tế-xã hội cho Trung Đông. Khi đó, thưa các bạn thân mến, sẽ không cần phải xây dựng các khu trại dành cho người tị nạn nữa. Dòng người buộc phải rời khỏi quê hương đã đột ngột ồ ạt đổ vào các nước lân cận và sau đó tràn đến châu Âu. Ở đây nói về con số hàng trăm nghìn người, mà có thể còn là hàng triệu người. Về thực chất, đó là cuộc đại di cư mới của các dân tộc và là bài học nặng nề đối với tất cả chúng ta, kể cả đối với châu Âu.

Tôi coi việc cực kỳ quan trọng là giúp đỡ khôi phục lại cơ cấu Nhà nước ở Libya, hỗ trợ Chính phủ mới của Iraq, dành hỗ trợ toàn diện cho Chính phủ hợp pháp của Syria.
Tôi muốn nhấn mạnh: Những người tị nạn hiển nhiên đang cần đến sự cảm thông và hỗ trợ. Tuy vậy giải quyết một cách triệt để vấn đề người tị nạn chỉ có thể nhờ vào phục hồi quốc gia ở chính nơi nó đã bị hủy hoại, bằng con đường củng cố các cơ cấu chính quyền nếu còn được bảo lưu hoặc giúp khôi phục bằng cách dành hỗ trợ toàn diện — về quân sự, kinh tế, vật chất — cho những nước lâm vào tình thế khó khăn, và tất nhiên là cứu giúp những người dân bất chấp mọi thử thách khắc nghiệt hiện vẫn đang ở lại trong nước không rời bỏ chốn thân thuộc của họ.

Tất nhiên, bất kỳ hỗ trợ dành cho các quốc gia chủ quyền sẽ có thể và cần phải không ràng buộc áp đặt, mà nên đề xuất và cung cấp thuần túy tương ứng với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tất cả những gì đang làm và sẽ được thực hiện trong lĩnh vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, đều cần được sự ủng hộ từ Tổ chức của chúng ta, còn tất cả những gì trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc đều phải bị bác bỏ.

Trước hết, tôi thấy việc vô cùng hệ trọng là giúp khôi phục cơ cấu Nhà nước ở Libya, hỗ trợ Chính phủ mới của Iraq, dành hỗ trợ toàn diện cho Chính phủ hợp pháp của Syria.

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Ông Putin: Khủng bố đe dọa nhiều quốc gia, cần phải cùng nhau chiến đấu

Thưa các đồng nghiệp thân mến, nhiệm vụ then chốt của cộng đồng quốc tế do Liên Hợp Quốc dẫn đầu vẫn là đảm bảo hòa bình, ổn định khu vực và toàn cầu. Theo quan điểm của chúng tôi, ở đây cần tập trung hình thành không gian an ninh bình đẳng và không chia cắt, an ninh không phải là dành cho số chọn lọc, mà an ninh dành cho tất cả. Đúng, đó là công việc phức tạp, khó khăn, lâu dài, nhưng không có phương án đối trọng thay thế.

Tuy nhiên, trong một số đồng nghiệp của chúng tôi vẫn còn lối tư duy khối của thời "chiến tranh lạnh" và đáng tiếc là lối cố gắng chinh phục những không gian địa chính trị mới hiện đang chiếm ưu thế. Thoạt tiên, đã tiếp nối tuyến mở rộng NATO. Có câu hỏi đặt ra là: làm vậy vì cái gì khi mà Khối Hiệp ước Warsaw đã chấm dứt sự tồn tại của nó, còn Liên bang Xô-viết thì đã tan rã? Tuy vậy NATO chẳng những không dừng lại, mà khối này còn mở rộng thêm cũng như các cơ sở hạ tầng quân sự của nó.

Cần thực sự tính đến lợi ích và quyền của mọi người ở Donbass, tôn trọng lựa chọn của họ, phối hợp với họ, như những điều khoản qui định đã dự trù trong Thỏa thuận Minsk, về các thành tố chủ chốt của hệ thống chính trị nhà nước.

Vì cái gì mà người ta lại đặt các nước hậu xô-viết trước lựa chọn lừa dối: đi với phương Tây hay với phương Đông? Sớm hay muộn thì lo-gic đối đầu như vậy cũng sẽ biến thành cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng. Điều đó đã xảy ra ở Ukraina, nơi người ta đã lợi dụng sự bất mãn của bộ phận dân cư đáng kể với chính quyền đương nhiệm để từ bên ngoài kích động cuộc đảo chính vũ trang. Kết quả là bùng nổ nội chiến.

Chúng tôi tin rằng, chặn đứng cảnh đổ máu, thoát ra khỏi chỗ bế tắc chỉ có thể đạt được khi thực hiện một cách đầy đủ thiện chí các điều khoản trong Hiệp định Minsk ngày 12 tháng Hai năm nay. Bằng đe dọa với sức mạnh vũ khí sẽ không bảo đảm sự toàn vẹn của Ukraina. Mà đảm bảo toàn vẹn là việc cần làm. Cần thực sự tính đến lợi ích và quyền của mọi người ở Donbass, tôn trọng lựa chọn của họ, phối hợp với họ, như những điều khoản qui định đã dự trù trong Thỏa thuận Minsk, về các thành tố chủ chốt của hệ thống chính trị nhà nước. Đây là tiền đề đảm bảo rằng Ukraina sẽ phát triển như một quốc gia văn minh, như một mắt xích nối kết quan trọng trong sự nghiệp xây dựng một không gian an ninh chung và hợp tác kinh tế ở châu Âu cũng như khu vực Á-Âu.

Thưa các quý bà và quí ông, không ngẫu nhiên tôi nói bây giờ về không gian chung của hợp tác kinh tế. Mới cách đây chưa lâu còn tưởng chừng như trong nền kinh tế có hoạt động theo luật khách quan của thị trường, chúng ta sẽ học cách sống không có tuyến phân chia, sẽ hoạt động trên cơ sở minh bạch, cùng chung vạch ra các quy định, trong đó có các nguyên tắc của WTO, dự trù tự do thương mại, đầu tư, cạnh tranh cởi mở. Thế mà hôm nay lối áp đặt trừng phạt đơn phương phớt lờ Hiến chương Liên Hợp Quốc đã gần như trở thành chuẩn mực. Họ không chỉ theo đuổi mục tiêu chính trị, mà còn như là phương tiện để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tôi muốn đề cập đến triệu chứng gia tăng chủ nghĩa vị kỷ kinh tế. Loạt các nước đã đi theo con đường của những hiệp hội kinh tế đóng kín, trong đó các cuộc đàm phán về việc tạo lập đều diễn ra ở hậu trường, bí mật với các công dân cũng như giới doanh nghiệp, bí mật với cộng đồng xã hội trong nước đó cũng như với các nước khác.Những quốc gia khác, mà quyền lợi có thể bị động chạm cũng không hề được thông báo gì. Chắc người ta muốn đặt tất cả chúng ta trước sự đã rồi, là mọi luật chơi đã viết lại, và sẽ viết lại nữa cho phù hợp với lợi ích của một giới chọn lọc nhỏ hẹp mà không có sự tham gia của WTO. Đó là sự mất cân bằng hoàn toàn của hệ thống thương mại, đập nát không gian kinh tế toàn cầu.

Những vấn đề kể trên tác động đến quyền lợi của tất cả các quốc gia, ảnh hưởng đến triển vọng của toàn bộ nền kinh tế thế giới, vì vậy chúng tôi đề nghị cần thảo luận trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, trong các định dạng WTO và nhóm "G20". Để chống lại chính sách độc quyền, Nga đề xuất hài hòa hóa các dự án kinh tế khu vực, gọi là liên kết của liên kết dựa trên các nguyên tắc tổng hợp phổ quát của thương mại quốc tế minh bạch. Tôi có thể nêu thí dụ điển hình như kế hoạch của chúng tôi về song hành cặp đôi Liên minh kinh tế Á-Âu cùng với sáng kiến của Trung Quốc về tạo lập "vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa". Và vẫn như trước chúng tôi thấy triển vọng lớn lao ở sự hài hòa hóa các tiến trình tích hợp liên kết trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên minh châu Âu.

Thưa các quý bà và quý ông, trong số những vấn đề ảnh hưởng đến tương lai của toàn nhân loại và là thách thức, có biến đổi khí hậu toàn cầu. Chúng tôi quan tâm đến kết quảc của Hội nghị khí hậu thuộc Liên Hợp Quốc, sẽ được tổ chức vào tháng Chạp ở Paris. Trong khuôn khổ phần đóng góp quốc gia của mình cho kế hoạch chung đến năm 2030, chúng tôi sẽ hạn chế thải khí nhà kính đến 70-75% so với mức năm 1990.

Tuy nhiên, tôi đề nghị nhìn vấn đề một cách rộng hơn. Đúng, đặt ra hạn ngạch khí thải độc hại, sử dụng các biện pháp thủ thuật khác theo tính cách của mình, trong khoảng thời gian nào đó chúng ta có thể giảm bớt độ gay gắt của vấn đề, nhưng hiển nhiên sẽ không giải quyết được một cách tổng thể. Chúng ta cần những lối tiếp cận khác về chất. Ở đây nói về áp dụng ứng nghiệm các công nghệ sáng tạo mới mẻ, không gây phương hại cho thế giới xung quanh mà cùng tồn tại trong sự hòa hợp và cho phép khôi phục sự cân bằng bị con người xâm phạm giữa môi trường sinh quyển và môi trường kỹ thuật. Đó thực sự là thách đố trên quy mô toàn hành tinh. Tôi tin là loài người đủ tiềm năng trí tuệ để trả lời cho sự thách đố này.

Chúng tôi để xuất triệu tập diễn đàn đặc biệt dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, tại đó sẽ xem xét một cách tổ hợp các vấn đề gắn với tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ môi trường sống và biến đổi khí hậu.

Chúng ta cần thống nhất nỗ lực và trước hết là là những quốc gia sở hữu nền tảng nghiên cứu mạnh, dồi dào trữ lượng khoa học cơ bản. Nếu triệu tập được diễn đàn đặc biệt dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để có cái nhìn toàn diện về những vấn đề liên quan đến thực trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ môi trường sống và biến đổi khí hậu, Nga sẵn sàng trở thành một trong những nhà tổ chức diễn đàn như vậy.

Thưa các quý bà quí ông, thưa các đồng nghiệp, ngày 10 tháng Giêng năm 1946 tại London đã bắt đầu kỳ họp thứ nhất của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Khi khai mạc phiên họp, Chủ tịch Ban trù bị là nhà ngoại giao Colombia Zuleta Angel đã trình bày mà theo ý kiến của tôi là rất cô đọng xây dựng các nguyên tắc mà trên đó Liên Hợp Quốc cần kiến thiết hoạt động của mình. Đó là ý chí lành mạnh thiện lương và tinh thần hợp tác, coi khinh những mưu mô và sự xảo trá.

Hôm nay, những ngôn từ này vang lên như lời căn dặn tất cả chúng ta. Nga tin tưởng vào tiềm năng khổng lồ của Liên Hợp Quốc, cần giúp đỡ để tránh đối đầu toàn cầu mới và tiến tới chiến lược hợp tác tập thể. Cùng với các nước khác, chúng tôi sẽ nhất quán làm việc vì lợi ích củng cố vai trò điều phối trung tâm của Liên Hợp Quốc.
Tôi tin chắc rằng khi hành động cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho thế giới trở nên ổn định và an toàn, đảm bảo điều kiện cho sự phát triển của tất cả các quốc gia và toàn thể các dân tộc.

Xin cảm ơn quí vị đã chú ý theo dõi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала