Hỗ trợ toàn diện

© Flickr / Yun Huang YongQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đài Sputnik tiếp tục chuyên mục Nhìn lại ngày hôm qua nói về lịch sử hợp tác Nga-Việt.

Mở đầu cho hoạt động hợp tác là sự viện trợ quân sự mà Moskva dành cho Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những động thái hỗ trợ ngoại giao trong quá trình đàm phán Geneva. Kết thúc đàm phán, những khả năng hợp tác kinh tế rộng hơn với Liên xô được mở ra cho nước Cộng hòa.

Nhận xét về mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn giữa hai cuộc kháng chiến thứ nhất và thứ hai, ông Hồ Chí Minh đã viết: "Người dân Liên xô, già cũng như trẻ, đều thấm đượm tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam trong việc lớn cũng như việc nhỏ."

Vào thời điểm đó, Liên Xô, đặc biệt là Nga đã thực sự dành cho Việt Nam sự hỗ trợ kinh tế toàn diện.

Nhà máy thủy điện - Sputnik Việt Nam
Nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện như thế nào?
Ngay trong năm 1954, nhóm đầu tiên các chuyên gia nông nghiệp Liên xô đã được cử đến nước Cộng hòa. Moskva đồng thời gửi trang thiết bị cần thiết cho trường trung cấp cơ khí và chín giảng viên chuyên môn. Một loạt trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở Việt Nam nhận được các thiết bị và phòng thí nghiệm từ Moskva.


Cùng năm này, các chuyên gia Liên Xô đầu tiên về thăm dò dầu khí đã bắt tay vào công việc tại Việt Nam. Hai năm sau, tin chắc vào trữ lượng lớn nhiên liệu, Liên Xô đã tổ chức việc đào tạo đội ngũ chuyên gia dầu khí Việt Nam tại các viện nghiên cứu ở Moskva và Baku.

Cuối năm 1954, chính phủ Liên Xô điều tàu Archangel tham gia vận chuyển lực lượng vũ trang và người dân từ các tỉnh phía Nam ra Bắc. Sau đó có thêm tàu Stavropol. Một năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định trao tặng Huân chương Lao động cho 31 thành viên thủy thủ đoàn của hai con tàu.
Năm 1954, Moskva cũng tặng Việt Nam hai tàu sông pha biển, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập kết. Đến cuối năm, những con tàu đầu tiên của Liên xô rời các cảng ở Biển Đen và Viễn Đông chở hàng hóa cần thiết tới miền Bắc Việt Nam.

Đầu năm 1955, các tàu chuyên dụng của Liên xô có mặt tại Hải Phòng thực hiện nạo vét cửa biển, góp phần mở rộng cảng và tăng khả năng tiếp nhận các tàu vận tải cỡ lớn.

Tháng Bảy năm 1955,  Liên xô gửi 20.000 tấn gạo cho nhân dân Việt Nam. Một tháng sau, hai tàu hàng của Liên xô cập cảng Hải Phòng cùng 10.000 tấn phân lân phục vụ nông nghiệp.

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
92 xí nghiệp trong vòng 10 năm
Tháng Mười, mỏ than Hòn Gai tiếp nhận lô đầu tiên các xe tải hạng nặng do Liên xô chế tạo. Cũng thời gian này, Liên xô viện trợ tài chính giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão thông qua Hội Chữ thập đỏ. Năm tàu vận tải Liên xô chở gạo, chăn, vải và nhu yếu phẩm tới Hải Phòng giúp người dân các vùng bị ảnh hưởng thiên tai.

Viện trợ về y tế, thuốc men cũng bắt đầu từ năm 1954. Một bệnh viện lớn do Hội Chữ thập đỏ Liên xô xây dựng khánh thành tại Hà Nội năm 1956. Cơ sở có 12 khoa và 150 giường, trang bị đầy đủ thuốc men, vật tư y tế tiên tiến vào thời đó. Mỗi khoa có một bác sĩ Liên xô phụ trách hướng dẫn. Sau một năm rưỡi, bệnh viện được hiến tặng cho Chính phủ nước Việt Nam DCCH và trong thời gian dài là cơ sở ý tế lớn nhất ở Hà Nội. Cảng Hải Phòng được Liên xô chuyển gia hai tàu kéo. Năm tháng sau, cơ quan quản lý vận tải đường thủy Việt Nam nhận được một máy xúc, hai sà lan và một ca nô.

Phái đoàn chính phủ Liên Xô đến Hà Nội vào tháng Tư năm 1956. Sau đó một tháng, tại Moskva diễn ra lễ ký kết hiệp định thương mại giữa hai nước. Liên Xô gia tăng cung cấp thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải, đáp ứng những nhiệm vụ xây dựng hòa bình.

Tháng Mười năm 1956, mỏ thiếc Tĩnh túc Cao Bằng do Liên xô giúp đỡ thi công từ năm 1955 đã được đưa vào hoạt động. Tháng Bảy năm 1957, chính phủ Liên Xô đã gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh một máy bay IL-14, bổ sung cho chiếc AN-24 đã chuyển giao trước đó. Những tháng tiếp theo, Liên xô tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân các vùng bị lũ lụt trong nước. Xưởng sửa chữa máy móc nông nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam được khai trương vào tháng Hai năm 1957. Khánh thành nhà máy chè tại tỉnh Phú Thọ vào tháng Chín. Các trạm thủy điện nhỏ Tà Sa và Nà Ngần được hoàn thành vào tháng Mười hai. Tháng Giêng năm 1958, khánh thành bệnh viện Chữ thập đỏ tại Hà Nội. Tháng Tư năm này, nhà máy cơ khí hiện đại nhất miền Bắc đi vào hoạt động, ngày nay là nhà máy công cụ số 1. Hơn 200 cỗ máy từ Liên xô được triển khai trong các phân xưởng của nhà máy. Trạm phát thanh Mễ Trì bắt đầu làm việc vào tháng 9 năm 1958, tăng gấp 20 lần công suất phát sóng trong nước và gấp hai lần công suất phát ra nước ngoài.

Hàng chục cán bộ chuyên gia Liên Xô tham gia làm việc trên các công trình đã được nhà nước Việt Nam trao tặng huân chương và huy chương. Huân chương Lao động hạng nhất đã được trao tặng cho tàu xúc "Chiến thắng của đất", tích cực làm việc ở khu vực Nam Triệu và Cửa Cấm, cảng Hải Phòng. Con tàu có sức chứa 5,5 triệu mét khối đất đá. Nhờ đó, các tàu có sức choán nước trên 10.000 tấn có thể ra vào cảng.

Sự kiện đáng ghi nhớ vào cuối năm 1958 là việc ký kết một thỏa thuận liên chính phủ về trao đổi hàng hóa. Tài liệu dự kiến tăng 70 phần trăm kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm 1959. Việc nhiệm vụ này đã được thực hiện như thế nào sẽ được chúng tôi đề cập trong bài tiếp theo của chuyên mục Nhìn lại ngày hôm qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала