“Tôi đã từ lâu kêu gọi, và đó là lập trường của chúng tôi, để mọi tổ chức của OSCE đều có thể làm việc một cách khách quan trên cơ sở phân định nhiệm vụ rõ ràng,- ông nói. – Bây giờ, cả Văn phòng Các Tổ chức Dân chủ và Nhân quyền (ODIHR) lẫn đại diện phụ trách vấn đề tự do báo chí đều không có những thẩm quyền, vốn phải được phê duyệt ở cấp độ liên chính phủ như vậy. Một số đối tác phương Tây của chúng ta trong OSCE thẳng thừng từ chối thông qua những nguyên tắc hoạt động mà tất cả có thể chấp nhận của các tổ chức này, những nguyên tắc mà dường như phải đại diện cho lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên OSCE”.
Ngoại trưởng Nga nhắc rằng Matxcơva đã “nhiều lần lên tiếng khiếu nại về chức năng của người đại diện Chủ tịch OSCE về tự do truyền thông khi phản ứng với những điều hoàn toàn vô hại, với những trường hợp khi nêu quan điểm của đại diện nước này hay nước khác, và khi nhắm mắt làm ngơ trước những trường hợp vi phạm trắng trợn quyền của các nhà báo”.
Ngoại trưởng Nga nhắc rằng Matxcơva đã “nhiều lần lên tiếng khiếu nại về chức năng của người đại diện Chủ tịch OSCE về tự do truyền thông khi phản ứng với những điều hoàn toàn vô hại, với những trường hợp khi nêu quan điểm của đại diện nước này hay nước khác, và khi nhắm mắt làm ngơ trước những trường hợp vi phạm trắng trợn quyền của các nhà báo”.