Tháng Giêng năm 1959, một trong những tờ báo trung ương của Liên Xô là “Izvestia” đã phát hành số đặc biệt dành riêng cho chủ đề Việt Nam. Trong bức thư cảm ơn gửi Ban biên tập báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng chính sự hỗ trợ của Liên bang Xô-viết đang giúp nhân dân Việt Nam tái thiết đất nước vốn đã bị phá hoại nặng nề trong những năm chiến tranh để giải phóng thuộc địa.
Và sự giúp đỡ đó vẫn được tiếp nối. Tháng Ba 1959, Liên Xô và Việt Nam DCCH ký một thỏa thuận về hợp tác kinh tế và khoa học-kỹ thuật. Cụ thể, tương ứng với văn kiện này, Liên Xô dành cho Việt Nam khoản tín dụng lớn và bắt đầu hiệp lực trong các công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Bàn Thạch, mỏ than và trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tháng 11 năm 1959 bắt đầu sản xuất điện từ nhà máy nhiệt điện Lào Cai kiến thiết với sự hiệp lực của Liên Xô.
Tháng Bảy, tại thủ đô Hà Nội mở cửa cuộc triển lãm Liên Xô với nội dung chuyên đề về sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình. Từ sau mốc này 50 năm, có sự kiện cùng tuyến là ký kết hiệp định để Nga giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
Từ Liên bang Xô-viết có đội tuyển bóng đá đến thăm Việt Nam. 23 đại diện của những Câu lạc bộ bóng đá xuất sắc nhất ở Liên Xô đã tiến hành hàng loạt trận đấu giao hữu với các cầu thủ của các tỉnh thành ở nước chủ nhà.
Đầu những năm 1960, Việt Nam đón tiếp phái đoàn của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Các viện sĩ xô-viết hàng đầu đã chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp Việt Nam, đại biểu giới khoa học của hai nước cùng nhau thảo luận nhiều phương hướng cụ thể về hợp tác khoa học-kỹ thuật.
Tháng Tư năm 1960 tại Hà Nội đã ký Biên bản về công tác trao đổi hàng hoá giữa Liên Xô và Việt Nam DCCH. Văn kiện này dự trù tăng 50% chỉ số giao thương lẫn nhau.
Tháng Sáu, phía Liên Xô nhận lấy nghĩa vụ cung cấp dành cho Việt Nam DCCH sự hỗ trợ trong việc tổ chức kinh tế lâm nghiệp và các cửa hàng sửa chữa, xây dựng các nhà máy chè và cà phê, cũng như doanh nghiệp sản xuất các loại nước quả và trái cây đóng hộp. Để hoàn thành những hạng mục công trình này, Việt Nam DCCH được Liên Xô cấp khỏan tín dụng đáng kể theo những điều kiện ưu đãi có lợi nhất.
Hàng chục chuyên gia Liên Xô, từng làm việc hồi những năm 1959-1960 ở Việt Nam, đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng huân huy chương. Đến thời điểm kết thúc giai đoạn này, vào cuối năm 1960, đã ký hiệp định về sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam DCCH, nhưng không phải là một năm như trước, mà là trong 5 năm.
Trong 5 năm này, phía Liên Xô đã gửi sang Việt Nam hàng trăm chuyên gia thuộc những lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhất, tiến hành cuộc khảo sát địa chất qui mô toàn diện. Từ Liên Xô còn gửi đến Việt Nam DCCH những lô hàng khổng lồ gồm các thiết bị luyện kim, máy cái, phân bón và nhiều hàng hóa khác mà Việt Nam đang cần đến để phát triển kinh tế quốc dân. Còn đến cuối năm 61, trong gói văn kiện này có thêm một hiệp định khác về dành viện trợ bổ sung cho Việt Nam DCCH.