Vào cuối năm 1960, tại Matxcơva hai bên đã ký kết thỏa thuận về viện trợ của Liên Xô cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải cho một năm như đã có trước đây, mà cho 5 năm. Ví dụ, thỏa thuận này quy định cung cấp viện trợ kinh tế và kỹ thuật để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho những năm 1961-1965, cũng như tăng gấp 2,5 lần khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước trong 5 năm tới. Liên Xô cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong việc xây dựng 43 xí nghiệp công nghiệp, bao gồm 8 nhà máy điện với tổng công suất 200 triệu KW. Nhìn từ ngày hôm nay, đây là công suất công suất khá khiêm tốn, nhưng, vào đầu những năm 60, 200 triệu KW đã có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tháng 5 năm 1961, ở Việt Nam đã khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí với công suất 24 triệu KW, vào thời điểm đó là nhà máy điện lớn nhất trong cả nước. Đã đưa vào hoạt động tuyến đường dây Uông Bí- Hải Phòng.
Cũng vào tháng 5 năm 1961, các trung tâm nghiên cứu lớn của hai nước đã ký kết thỏa thuận về sự hợp tác cho 5 năm, xác định các phương hướng cụ thể trong hoạt động chung của hàng chục viện nghiên cứu và thiết kế. Ngay vào tháng 6 năm 1961 đã thấy được những kết quả đầu tiên. Để thực hiện đơn đặt hàng của Việt Nam, các chuyên gia Leningrad đã thiết kế tàu kéo cứu hộ có công suất 2.200 mã lực và nhà máy đóng tàu Baltic đã bắt đầu xây dựng tàu này.
Sau một năm nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao được đưa vào hoạt động ở tỉnh Phú Thọ. Cơ sở này là một trong những xí nghiệp kinh tế lớn nhất của Việt Nam được xây dựng theo kế hoạch 5 năm với sự hỗ trợ của Liên Xô. Trong tháng 10 đã hoàn thành việc xây dựng trạm khí tượng, cũng trong sự hợp tác với Liên Xô. Nhờ đó Việt Nam đã kết nối đến hệ thống dự báo bão.
Vào tháng Chín, hai bên đã ký kết thỏa thuận về sự hỗ trợ của Liên Xô cho ngành xây dựng Việt Nam, cũng như một thỏa thuận về cung cấp máy kéo và các loại máy móc nông nghiệp khác, nhiên liệu và phân bón cho các hợp tác xã nông nghiệp. Có một thỏa thuận về cung cấp bông cho Việt Nam trong những năm 1964-1665: 2000 tấn mỗi năm. Trong những năm đó đã gia tăng số lượng các chuyên gia Liên Xô đến Việt Nam để tiến hành các công việc khảo sát và thiết kế công trình. Vào tháng 11, hai nước chúng ta đã ký văn bản về trao đổi hàng hóa. Liên Xô đã gửi đến Việt Nam máy móc kỹ thuật, thép, kim loại màu, sản phẩm dầu mỏ, và nhận được từ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoa quả vùng nhiệt đới và các sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ.
Trong năm 1962, phi hành gia thứ hai của Liên Xô Gherman Titov đã đến thăm Việt Nam. Cũng như phi hành gia đầu tiên Yuri Gagarin, Gherman Titov đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam. Yuri Gagarin là người thứ 30 được tặng danh hiệu này, và Gherman Titov là người thứ 31. Chính trong chuyến đi đó, tên ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy để đặt tên cho một hòn đảo trên Vịnh Hạ Long là đảo Titov. Anh hùng vũ trụ Gherman Titov làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Liên Xô – Việt Nam một thời gian dài. Và trong năm nay tượng đài Titov được dựng trang trọng trên đảo Titov ở vịnh Hạ Long.