Theo dự kiến, ZRK "Sosna" sẽ xuất hiện trong biên chế Binh chủng Phòng không (PVO) Nga vào nửa cuối năm 2016. Trung tướng Alexander Leonov, Tư lệnh binh chủng PVO Lục quân Nga khẳng định, hệ thống phòng không mới sẽ "nâng cao đáng kể tiềm lực đối phó các hoạt động không kích của đối phương."
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn ZRK "Sosna" đảm bảo bắn trúng các máy bay, trực thăng, tên lửa có cánh và thiết bị do thám không người lái ở độ cao từ 20 cm tới 5 km, trong khoảng cách đến 10 km, kể cả khi khi hệ thống đang di chuyển. Các nhà chế tạo nỗ lực tối đa hóa tiềm năng chiến đấu của "Sosna" và sức sống trên chiến trường. Một trong những hạn chế của các ZRK hiện nay lại chính là hệ thống chủ động phát hiện mục tiêu. Đây là điểm yếu trước các tổ hợp gây nhiễu điện tử của đối phương. Trong quá trình chế tạo ZRK "Sosna", nhà thiết kế quyết định sử dụng thiết bị tìm kiếm và dẫn mục tiêu không làm lộ vũ khí bằng tín hiệu phát xạ.
Hệ thống có khả năng hoạt động ở hai chế độ tìm kiếm và tấn công mục tiêu. Trong chế độ tự động, toàn bộ quá trình diễn ra không cần người thao tác can thiệp. Chế độ bán tự động dành cho trường hợp có nhiễu mạnh, bắt buộc phải có người giám sát. Kíp vận hành ZRK "Sosna" gồm lái xe và thao tác viên. Vị trí của thao tác viên đặt trong khoang bọc thép và không bị xoay trong tháp pháo như các tổ hợp "tiền bối".
Trang bị vũ khí của ZRK "Sosna" gồm 12 tên lửa siêu âm Sosna-R: hai giai đoạn bay, hệ thống điều khiển kết hợp. Ngay sau khi phóng, tên lửa được các mệnh lệnh vô tuyến dẫn bắn. Sosna-R tự động đuổi kịp mục tiêu nhờ hệ thống điều khiển laser có khả năng chống nhiễu. Tên lửa không yêu cầu kiểm tra bổ sung trong suốt thời hạn phục vụ. Ngoài ra, Sosna-R có thể được bắn bằng hệ thống ZRK đất đối không "thân thiết" cũng như từ tổ hợp pháo-tên lửa Palma triển khai trên hạm.
Phương tiện vận chuyển chủ chốt của ZRK "Sosna" là xe bọc thép bánh xích MTLB quen thuộc. Tuy nhiên, tổ hợp có thể được gắn lên các khung gầm có trọng tải trên 4 tấn hoặc triển khai cố định.
Công bằng mà nói, ZRK T-38 "Stilet" của Belarus có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của "Sosna". "Stilet" là phương án hiện đại hóa sâu hệ thống tên lửa phòng không "Osa-AKM" từ thời Liên xô với các tên lửa mới T-382 được phát triển… tại Ukraina. Ở đây, có lẽ các kỹ sư Belarus đã tính sai. Hiện không phải là lúc Kiev có thể chú tâm vào thắng lợi nào đó trên thị trường vũ khí. Mà thiếu tên lửa thì ZRK "Stilet" (dù là hệ thống tốt) vẫn chỉ như bao kiếm rỗng…