Hiện đại hóa tên lửa Trung Quốc khiến Mỹ tốn kém khi can thiệp quân sự Thái Bình Dương

© Ảnh : Jian KangHệ thống tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ-9
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ-9 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo tin mới nhất trên các phương tiện truyền thông Mỹ, như Washington Times chẳng hạn, Hoa Kỳ đang tiếp tục xem xét lại phương pháp tiếp cận đối với kế hoạch hạt nhân của Trung Quốc.

Quá trình này bắt đầu sau khi Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5B với nhiều đầu đạn mục tiêu độc lập (MIRV) trong cuộc diễu hành quân sự lớn ở Bắc Kinh tháng 9 năm 2015. Trong bài viết sau, chuyên gia quân sự Vasily Kashin đánh giá về ý nghĩa tên lửa mới của Trung Quốc.

Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Trung Quốc đã tiến hành những hoạt động tích cực về công nghệ tên lửa trong giai đoạn 1980-1990. Bây giờ kế hoạch này đã biến thành hiện thực. Hôm nay, người Mỹ buộc phải thừa nhận rằng Trung Quốc đã bắt đầu tái trang bị đầu đạn hạt nhân cho loại tên lửa cũ DF-5. Số lượng đầu đạn hạt nhân mà mỗi tên lửa mang được tăng từ một đến mức tối thiểu là bốn chiếc.

Tàu tác chiến thế hệ mới USS Fort Worth (LCS3) - Sputnik Việt Nam
Mỹ lo ngại tên lửa của Trung Quốc sẽ biến tàu chiến của họ thành "thùng rác"

Trung Quốc được cho là có khoảng 20 tên lửa triển khai DF-5. Tức là, số lượng đầu đạn hạt nhân mà những tên lửa này có thể hướng tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ đã tăng từ 20 lên đến 80. Mặc dù DF-5 là loại tên lửa thế hệ cũ, đòi hỏi sự chuẩn bị khá lâu trước khi phóng và có độ chính xác thấp, lợi thế là ở chỗ công suất DF-5 có khả năng tiêu diệt gần như toàn bộ lục địa bắc Mỹ, bao gồm miền bắc Mexico.

Trước đây thường cho rằng tổng số lượng đầu đạn hạt nhân Trung Quốc có khả năng bắn tới lục địa Hoa Kỳ hầu như không vượt quá con số 60-70. Bây giờ, đó chỉ là con số đầu đạn hạt nhân DF-5. Cùng với tên lửa di động DF-31A, ở đây nói đến hơn một trăm đầu đạn có thể vươn tới tất cả các trung tâm chính trị và kinh tế chính trên khắp nước Mỹ. Ngoài ra còn có các tên lửa thế hệ cũ DF-31 và tên lửa hải quân JL-2, cũng có khả năng vươn tới các mục tiêu ở phía tây bắc nước Mỹ.

Ngân sách quân sự để Mỹ có thể can thiệp vào các sự kiện ở phía Tây Thái Bình Dương đang tăng lên trước mắt chúng ta. Và đây mới chỉ là khởi đầu. Sắp tới Trung Quốc còn có các tên lửa di động DF-31B và tên lửa hạng nặng hơn DF-41, cũng sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân MIRV. Tên lửa trên biển của Trung Quốc cũng sẽ được cải tiến, kể cả bằng cách tăng cường tầm xa.

Quân đội Mỹ - Sputnik Việt Nam
Cư dân châu Á-Thái Bình Dương không muốn gia tăng hiện diện quân sự Mỹ tại khu vực

 Có lẽ chỉ vào cuối thập kỷ này, cuộc đối đầu quân sự chống Trung Quốc sẽ khiến Hoa Kỳ phải hứng chịu những nguy cơ mạo hiểm sánh ngang với cuộc đối đầu quân sự chống LB Nga. Nếu bây giờ thảo luận một cách nghiêm túc, liệu Washington có đáng mạo hiểm để bảo vệ các đồng minh NATO ở Đông Âu hay không, người ta có thể hình dung về những hoài nghi có thể xuất hiện, nếu như nói đến cuộc bảo vệ các nước Thái Bình Dương, như Philippines chẳng hạn. Có thể nói bất kỳ mọi điều về tầm quan trọng của châu Á, nhưng cơ sở sức mạnh của Hoa Kỳ chính là quyền lực chính trị của Mỹ ở châu Âu. Về mặt tâm lý, Mỹ luôn luôn dễ dàng rút lui khỏi rút lui châu Á, hơn là ra khỏi châu Âu, tuy nhiên, có thể rất khó thừa nhận điều này một cách công khai.

Như vậy, sự phát triển tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc là một trong những chủ đề thú vị nhất của nền chính trị thế giới đương đại. Đây là sự kiện chính trong khu vực mà sắp tới có thể xảy ra những chấn động làm thay đổi trật tự thế giới hiện đại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала