Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản không có ý định từ bỏ năng lượng hạt nhân. Nếu trước tai nạn tại nhà máy "Fukushima" tỷ trọng năng lượng hạt nhân trong gói điện năng tổng thể là 27%, thì bây giờ chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nâng tỷ trọng này lên 22%. Sự sụt giảm là hầu như không đáng kể và có thể được gọi là một biện pháp điều chỉnh, chứ không phải từ bỏ điện hạt nhân. Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền là chính đảng duy nhất công khai ủng hộ năng lượng hạt nhân. Và đảng này đã giành phần thắng trong cuộc bầu cử. Đây là thắng lợi của thái độ tỉnh táo biết đánh giá đúng vai trò của nhu cầu kinh tế.
Tất nhiên, Nhật Bản đang thắt chặt những quy tắc an toàn nhà máy điện hạt nhân. Chuyên gia Nga Nikolai Tebin cho biết:
"Trước hết phải bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân khỏi sóng thần, bởi vì các lò phản ứng chủ yếu nằm trên bờ biển. Ngoài ra, Nhận Bản đã gia tăng độ cao của các đê chắn sóng (tối thiểu — 11 mét). Một biện pháp cần thiết là thay thế tất cả các loại cáp điện tại các nhà máy, cần phải sử dụng các loại cáp điện chống lửa chịu nhiệt cao. Yêu cầu thứ ba — phải thành lập các sở chỉ huy dự bị".
Do "hiệu ứng Fukushima" một số nước có tâm lý sợ hãi năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, Nga, Mỹ, Anh không từ bỏ kế hoạch phát triển ngành này với điều kiện "giám sát kỹ lưỡng các tiêu chuẩn an toàn dựa trên những kinh nghiệm của Nhật Bản". Và nước Nhật cũng đang thực thi chính sách theo hướng này. Chuyên gia Nikolay Tebin nói:
"Năng lượng hạt nhân là một trong những phương hướng ưu tiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản. Sau khi lên nắm chính quyền, Thủ tướng Abe đã viếng thăm 23 nước, và một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong các chuyến thăm này là việc ký kết hợp đồng về xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nhật Bản đã trở thành một đối thủ cạnh tranh với Nga (ví dụ, ở Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ) trên thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế. Các đề án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài mang lại lợi nhuận khá lớn. Và Nhật Bản chi rất nhiều tiền để nâng cao sức cạnh tranh của mình trong ngành năng lượng hạt nhân, mặc dù phe đối lập thường chỉ trích ông Abe bởi vì sau thảm họa Fukushima nước Nhật vẫn tiếp tục xuất khẩu thiết bị hạt nhân của mình".
Mặc dù tai nạn ở Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã khiến cho nỗi ám ảnh hạt nhân bùng nổ trên toàn thế giới, nhưng, năng lượng hạt nhân vẫn không rời khỏi Nhật Bản cũng như nhiều nước khác. Nếu nói về công suất, thì các nhà máy điện thân thiện với môi trường có nguồn năng lượng từ gió, mặt trời, sóng biển, thủy triều, địa nhiệt chưa thể cạnh tranh được với các nhà máy điện nguyên tử. Còn các nhà máy nhiệt điện và thủy điện dù thế này hay thế khác vẫn thường gây thiệt hại cho môi trường.