Có 11 phái đoàn đại biểu, kể cả các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên đến vùng nghỉ mát ấm áp của nước Nga dự hội nghị. Hội nghị thượng đỉnh sẽ tổng kết thành quả 20 năm hợp tác giữa Nga và các nước Đông Nam Á, cũng như xác định các điểm chính trong kế hoạch phát triển hợp tác mới trong giai đoạn 2016-2020.
Các mục tiêu của ASEAN, khối liên kết tập hợp 10 quốc gia với dân số hơn 600 triệu người, là sự tăng tốc phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như thiết lập hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua cam kết thực hiện nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Điều này hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu và lợi ích của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Matxcơva là một đối tác chính trong cuộc đối thoại với ASEAN từ tháng Bảy năm 1996.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu trong một thông điệp, trong đó có nói: "Trong 20 năm qua, Nga và các nước ASEAN thu thập nhiều kinh nghiệm hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và nhân đạo, cũng như trong việc đối phó với các vấn đề quốc tế cấp bách. Sự hợp tác này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Kết quả đạt được là nền tảng tốt cho việc nâng cao các mối quan hệ lên một mức mới về chất lượng trong quan hệ đối tác chiến lược ".
Diễn đàn này sẽ tập hợp khoảng 500 đại diện các doanh nghiệp Nga và nước ngoài. Bởi thế Matxcơva gửi gắm nhiều kỳ vọng vào forum này. Nhất là việc thiết lập những sự hợp tác thiết thực giữa ASEAN, Liên minh kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Trả lời phỏng vấn của Đài "Sputnik" Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Học viện Ngoại giao Matxcơva (MGIMO), ông Victor Sumskiy nói:
"Nga rất quan tâm đến ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tăng trưởng nhanh chóng, mở rộng quá trình liên kết và hiện đại hóa sâu sắc. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng nhất cho điều này là sự ổn định về chính trị trong các nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Mặc dù trên thực tế vùng Đông Á (nếu so sánh nó với Trung Đông, Đông Âu hay Bắc Phi) xét về mặt tổng thể vẫn là một vùng tương đối yên ổn, mặc dù ở đây cũng tích lũy nhiều yếu tố bất ổn. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế cũng bắt đầu xuất hiện trong khu vực này. Có sự đáng ngại về việc chạy đua vũ trang, tình hình trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ, cũng như những mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi ích của các quốc gia khu vực là những tiến bộ đạt được vẫn nhiều hơn những mặt tiêu cực».
Ông Victor Sumskiy cũng gợi ý rằng trong hội nghị thượng đỉnh Sochi, ASEAN-Nga có thể nêu lên cách thức giải quyết tối ưu những vấn đề bức xúc.