Trong 20 năm tới, trong câu lạc bộ các quốc gia sở hữu các nhà máy điện hạt nhân, số thành viên có thể tăng từ 30 đến ít nhất 45 nước.
Trong số đó sẽ có Việt Nam. Hồ sơ dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nga tại nước này đang được chính phủ Việt Nam xem xét. Khách hàng, tức là phía Việt Nam, đánh giá tình trạng tiêu thụ năng lượng trong nước, nhu cầu năng lượng điện hạt nhân của Việt Nam hiện tại và trong tương lai, cũng như địa điểm xây dựng nhà máy. Phía Việt Nam cũng chuẩn bị đưa ra những bổ sung và sửa đổi vào pháp luật về xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân. "Nếu có quyết định xây dựng nhà máy vào năm 2027 thì chúng tôi sẽ xây dựng đúng hạn định", — ông Kirill Komarov, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Rosatom đã nói như vậy khi phát biểu tại Diễn đàn quốc tế "Atomexpo" ở Matxcơva.
Tại Diễn đàn các chuyên gia cho biết rằng, hiện nay các nước khác nhau lên kế hoạch xây dựng hơn một nghìn lò phản ứng hạt nhân, kết quả là đến năm 2050 ngành năng lượng hạt nhân sẽ cung cấp ít nhất 25% tổng sản lượng điện năng của thế giới.
Hướng tới các thành viên mới trong câu lạc bộ năng lượng hạt nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rosatom Sergei Kirienko nhấn mạnh:
"Dựa trên kinh nghiệm của ngành điện hạt nhân ở nước Nga, chúng tôi có thể tự tin nói rằng, ngành này không chỉ an toàn mà còn có sức cạnh tranh về kinh tế, là một nguồn đáng tin cậy cung cấp năng lượng cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế".
Tổng giám đốc Tập đoàn Rosatom dẫn ra những con số cụ thể.
Ví dụ, một viên uranium dioxide nặng 4,5 gram sản xuất lượng điện tương đương với 350 kg dầu, 400 kg than, 360 mét khối khí đốt.
Đốt hết một tấn than chỉ cho ta lượng điện là 7 kilowatt giờ. Còn một kg Uranium cho ta lượng điện lớn hơn than gần 88.000 lần. Điều này có nghĩa là ngay tại nhà máy điện hạt nhân có thể tích trữ nhiên liệu cho mấy năm tới, mà điều đó không thể làm được tại các nhà máy nhiệt điện.
Không ngẫu nhiên mà năng lượng hạt nhân được gọi là năng lượng "xanh". Nhà máy điện hạt nhân không thải khí nhà kính. Các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động ở Nga mỗi năm đều tạo điều kiện ngăn chặn thải vào khí quyển 711 triệu tấn carbon dioxide. Đây là khối lượng khí carbon dioxide mà các nhà máy nhiệt điện thải vào khí quyển để sản xuất lượng điện lớn như vậy. Đây cũng là lượng khí thải ô tô của tất cả các xe hơi ở Nga trong 6 năm hoạt động.
Trong ngành điện hạt nhân mức giá là dễ dự báo. Tại các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu khí, trong mức giá một kilowatt-giờ điện — 60% là chi phí nguyên liệu. Tức là mức giá phụ thuộc vào giá nhiêu liệu hydrocarbon liên tục dao động mạnh. Và tại các nhà máy điện hạt nhân chi phí nhiên liệu Uranium chỉ chiếm 4-5% mức giá một kilowatt-giờ. Tức là, dao động giá Uranium hầu như không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện. Hơn nữa, khác với thủy điện, điện gió, điện mặt trời, các cơ sở năng lượng hạt nhân không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, vào dự trữ nước, sức gió hoặc chu kỳ mặt trời.