Cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012, Campuchia lại ngăn ASEAN ra tuyên bố chung có nội dung cứng rắn đối với Trung Quốc, không cho phép để bản tuyên bố chung nhắc đến quyết định của Tòa án Hague về vấn đề Biển Đông. Giáo sư Việt Nam học nổi tiếng, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Kolotov nói về vấn đề này như sau:
"Trung Quốc có những đòn bẩy mạnh để ảnh hưởng đến một số nước ASEAN, và Bắc Kinh sử dụng các đòn bẩy này để ngăn cản các hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội thông qua các tuyên bố chung về Biển Đông. Trong thời gian các hội nghị tại Vientiane, Bắc Kinh lại một lần nữa nhấn vào các nút bấm để ngăn chặn sự xuất hiện của một tài liệu như vậy. Trong Hiệp hội ASEAN tất cả các quyết định được thông qua dựa trên sự đồng thuận, còn Campuchia lại một lần nữa nói lên lập trường ủng hộ Trung Quốc và bằng cách này ngăn chặn việc đưa vào bản tuyên bố chung những nội dung báo động về tình hình tại Biển Đông".
Một đất nước nghèo nhỏ, bán ra khả năng của mình tác động lên ASEAN, Camphucia tái khẳng định về phe Trung Quốc đổi lấy viện trợ hơn nửa tỷ USD. Nhưng, liệu chỉ có một nước duy nhất — Campuchia — hành động như vậy? Ngay cả Úc cũng không thể từ chối Hoa Kỳ khi Washington đề nghị xây dựng một căn cứ quân sự Mỹ trên bờ biển phía Bắc. Bây giờ đồn trú tại căn cứ Darwin có hàng nghìn binh sĩ Mỹ, có các tên lửa của Mỹ. Liệu căn cứ này phục vụ lợi ích duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương? Không, điều đó làm leo thang căng thẳng, — chuyên gia Nga nhận xét. Ai biết được, tại căn cứ Mỹ ở Úc bố trí các tên lửa đánh chặn hoặc tên lửa với đầu đạn hạt nhân? Nhìn từ bên ngoài, tên lửa đánh chặn và tên lửa hạt nhân không khác nhau, sự phân biệt chỉ có thể biết được sau khi nó được phóng. Và đó là lý do tại sao Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp để giảm các mối đe dọa này, bố trí trạm radar và hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa ở vùng Biển Đông.
Tất cả mọi thứ đều liên quan với nhau, — giáo sư Kolotov tin chắc như vậy. Nếu Australia đang gây xáo trộn khu vực bằng cách bố trí các căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ của mình, thì Trung Quốc phản ứng bằng cách gây áp lực lên Campuchia. Còn Campuchia cũng như Úc chỉ thực hiện đơn đặt hàng từ bên ngoài, và giữ lập trường đối lập với lợi ích chung của các nước trong Hiệp hội.
Báo chí Việt Nam và các nước ASEAN khác có những bài báo phê phán mạnh mẽ hành động này của Campuchia. Một số chuyên gia quốc tế cũng nói lên ý kiến tương tự, họ cho rằng, cần phải xem xét lại nguyên tắc đồng thuận của ASEAN và áp dụng nguyên tắc đa số phiếu hoặc cần phải hạ thấp quy chế của Campuchia bằng cách tước quyền bỏ phiếu trong ASEAN. Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc cho rằng, nên loại bỏ Campuchia ra khỏi Hiệp Hội ASEAN, bởi vì nước này đóng vai trò diễn giả chuyên nghiệp vận động hành lang cho Trung Quốc và ngăn chặn việc thông qua các bản tuyên bố không có lợi cho Bắc Kinh.
Nhà khoa học chính trị Nga Vladimir Kolotov nhận xét rằng, nếu Campuchia tiếp tục kiếm tiền bằng việc bán ra các lợi ích chung của ASEAN, thì sớm hay muộn các thành viên Hiệp hội sẽ thay đổi thái độ của mình với Campuchia, mà quy chế thành viên ASEAN cung cấp cho Phnôm Pênh rất nhiều đặc quyền.