Cấu trúc của hệ thống tân tiến bao gồm các hệ thống sonar dò tìm mục tiêu và các cảm biến dưới nước có thể thu nhận các tín hiệu âm thanh của các đối tượng trên mặt nước và ngầm dưới nước, và truyền tải thông tin qua vệ tinh đến trung tâm trên mặt đất.
"Việc phát triển hệ thống mới sẽ được hoàn thành vào năm tới, sau khi Bộ Quốc phòng phê duyệt sẽ bắt đầu triển khai nó," — một đại diện trong giới quân sự, người nắm bắt rõ tình hình, thông báo với báo Nga "Izvestia". Ông giải thích rằng, hệ thống được triển khai toàn phần có thể bao phủ địa bàn với diện tích hàng trăm km.
Trở lại vào giữa những năm 1960, Hải quân Mỹ đã bắt đầu triển khai hệ thống sóng siêu âm tàu ngầm toàn cầu SOSUS nhằm mục đích trước hết để giám sát tàu ngầm của Liên Xô, và hiện tại là tàu ngầm Nga. Hệ thống cảm biến được lắp đặt ở độ sâu vài chục mét hình thành nhiều dòng qua Greenland- Iceland-Vương quốc Anh, một số vị trí riêng biệt được triển khai ở Thái Bình Dương. Hiện nay, hệ thống của Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động khá tin cậy.
Theo ý kiến nhà sử học của Hải quân Nga Dmitry Boltenkov, khu vực Bắc Cực là nơi có nhiều khả năng sẽ triển khai hệ thống sóng siêu âm của Nga.
"Trong thời kỳ" chiến tranh lạnh " tàu ngầm hạt nhân Mỹ và Anh đã tích cực hoạt động ở Bắc Cực. Đặc biệt, tàu ngầm của họ đã đi xuống vùng biển tiếp giáp với bờ biển Bắc của Nga. Ngay cả bây giờ, họ đang cố gắng tích cực theo dõi tàu ngầm và các loại tàu Nga. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi các hạm đội Nga vừa nhận được loại tàu ngầm tên lửa "Yasen" và "Borei" mới nhất. Cũng không nên quên rằng, các tàu ngầm đối phương — là các tàu sân bay mang tên lửa hành trình "Tomahawk" đồn trú trên biển, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.500 km",- vị chuyên gia lưu ý.
Đặc biệt, vào tháng 8 năm 2014, các tàu Hạm đội Biển Bắc ở biển Barents đã phát hiện tàu ngầm Mỹ "Virginia". Sau 27 phút bị các lực lượng tàu hải quân và cả máy bay IL-38 chống tàu truy đuổi, tàu ngầm Mỹ phải rút chạy tránh xa bờ biển của Nga.