Tuy nhiên, khi biết không chỉ văn phòng tổng thống, mà cả trong ban lãnh đạo đảng Toburo cũng hoài nghi về sáng kiến này, chuyến thăm đã nhanh chóng được đổi tên là "không chính thức và cá nhân."
Như phụ tá các nghị sĩ Hàn Quốc giải thích với Sputnik, những người này đến Trung Quốc "không phải với tư cách là thành viên quốc hội, mà chỉ đơn giản là chuyến thăm cá nhân", và "các thỏa thuận có liên quan đến công việc của họ trong quốc hội, đạt được cách đây một tháng, cũng không có bất kỳ mối quan hệ nào với các hệ thống THAAD".
Ngay trước khi bay đến Bắc Kinh, nữ nghị sỹ duy nhất trong nhóm này là Son Hevon đã viết trên Facebook của mình rằng "vô tình nhìn thấy quảng cáo hội thảo tại Đại học Bắc Kinh và quyết định đăng ký tham gia, kết quả là đột ngột gặp nhóm nghị sỹ "diều hâu". Tuy nhiên, ngày 4 tháng Tám, bà chính thức tuyên bố rằng "theo đề nghị của nghị sỹ phụ trách các vấn đề Trung Quốc, 6 đại biểu của phe đối lập đã cắt phép và bỏ tiền cá nhân đi tham quan Bắc Kinh 3 ngày, nhằm tìm hiểu dư luận Trung Quốc đối với THAAD". Trước đó "người phụ trách công việc về Trung Quốc" — đại biểu quốc hội Kim Enho đã nói với Sputnik như vậy.
Về phía Trung Quốc, cuộc gặp có sự tham dự của 4 giảng viên Trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh là Shaomin Chan, Han Hwa, Wang Dong và Zhe Dazhey. Tuy nhiên, không rõ những người này có phản ứng như thế nào đối với khuyến nghị của các nghị sỹ Hàn Quốc mà phần lớn nhiệt tình đã rơi rụng hết dọc đường.
Sputnik được biết rằng trong cuộc họp kín tại giảng đường Trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, 6 đại biểu Hàn Quốc đã cố gắng truyền đạt cho giới học giả Trung Quốc thấy rằng «THAAD không can thiệp gì vào các vấn đề hữu nghị giữa Hàn Quốc và Trung Quốc".
Về phần mình, Cơ quan thông tấn Yonhap dẫn lời một trong sáu đại biểu quốc hội sang Trung Quốc là ông Kim Yong Ho, rằng "chúng tôi đến đây với hy vọng làm ấm lên một chút cho mối quan hệ băng giá giữa Seoul và Bắc Kinh."
Giám đốc Trung tâm chiến lược Nga ở Viện Kinh tế châu Á Georgy Toloraia nhận xét về vụ bê bối chính trị lớn ở Seoul:
"Vấn đề quan hệ với Trung Quốc phản ánh rất sinh động cuộc đấu tranh chính trị gay gắt ở Hàn Quốc. Phe đối lập và các tầng lớp nhân dân nói chung cho rằng Hàn Quốc phải chịu áp lực của Mỹ khi cho phép bố trí các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại các căn cứ trên lãnh thổ của mình. Bằng cách như vậy, Hàn Quốc thiệt hại nghiêm trọng trong quan hệ với Trung Quốc và hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Điều đó được coi là thất bại lớn nhất trong chính sách ngoại giao và chiến lược của bà Park Geun-hye, là nguyên nhân của những lời chỉ trích nặng nề đối với bà, không chỉ từ phe đối lập, mà cả từ một số đại biểu trong giới chính trị thượng lưu".
Ngày 5 tháng 8, "Nhân dân Nhật báo" tuyên bố rằng quyết định triển khai các tổ hợp THAAD của Washington và Seoul gây tác động rất tiêu cực đối với an ninh ở vùng Đông Bắc Á và chiến lược an ninh trên toàn thế giới. Báo này lưu ý rằng Mỹ và các đồng minh vẫn còn bị ám ảnh với ý tưởng lỗi thời của lợi ích vật chất và tâm lý tăng sự hiện diện quân sự của mình. Việc triển khai THAAD là thêm một hành động mạo hiểm kiểu như vậy.
Trả lời phỏng vấn Sputnik về tình hình xung quanh chuyến thăm Trung Quốc của các nghị sĩ Hàn Quốc và vấn đề triển khai THAAD, chuyên gia Viện nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương và chiến lược toàn cầu, thuộc Học viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Wang Yi Tszyunshen cho biết:
"Đối với việc Mỹ thành lập liên minh chống Trung Quốc ở Đông Bắc Á, mặc dù Mỹ không thừa nhận, nhưng khi đánh giá hoạt động của một quốc gia nào đó, chúng tôi xét qua các hành động, chứ không phải qua lời nói. Mà hành động của Mỹ hiện nay là họ thiết lập mạng lưới chống Trung Quốc trong vùng Đông Bắc Á. Và mạng lưới đó không chỉ chống Trung Quốc mà còn chống Nga. Chính quyền Bush-con coi đe dọa chính là chủ nghĩa khủng bố. Chính quyền Tổng thống Barack Obama cho rằng Trung Quốc và Nga là các mối đe dọa quan trọng nhất. Vì vậy, chìa khóa khôi phục sự cân bằng chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương được Mỹ dựa trên sự cân bằng lực lượng quân sự và sự trở lại của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và điều quan trọng nhất trong tiềm năng quân sự là thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa. Hệ thống này nhằm chống Trung Quốc và Nga."