Và chuyến thăm sắp tới đến Iran của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể là bước đầu tiên trong quá trình này, tờ báo Ảrập hàng đầu "Al-Hayat" viết như vậy dựa theo nguồn tin riêng.
Liên Hiệp Quốc hy vọng rằng, các cuộc tiếp xúc giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, Phó phát ngôn viên Liên hợp quốc Farhan Haq tuyên bố.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, Phó Giám đốc Viện phát tiển tư tưởng hiện đại của Nga, nhà khoa học chính trị Igor Shatrov nói lên ý kiến rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm những đối tác chính trị mới:
"Cuộc đảo chính bất thành và phản ứng của các đồng minh đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ nhận biết được bạn và lột mặt nạ được kẻ thù.Vào thời điểm đó, Nga và Iran đã giữ một lập trường có tính xây dựng và đã ủng hộ Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ", — ông Igor Shatrov nói.
Theo ông, Matxcơva, Tehran và Ankara có thể thành lập một liên minh ở Syria. Nhưng ở đây nảy ra câu hỏi: Liệu liên minh này có thể tồn tại trong thời gian dài hay không? Chuyên gia Shatrov nói:
"Rõ ràng là Thổ Nhĩ Kỳ có một quan điểm riêng về tình hình ở Syria. Nga và Iran ủng hộ Tổng thống đương nhiệm, và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tuyên bố rằng, nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad phải từ chức. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay Erdogan sẵn sàng tìm ra bất kỳ "sự thỏa hiệp" nào để không còn lại một mình trong khu vực Trung Đông "bị cháy". Đây lả lý do tại sao một liên minh như vậy có thể được thành lập, và sẽ tồn tại ít nhất trong thời gian ngắn. Nó cũng có thể tồn tại trong triển vọng dài hạn, nhưng, để có như vậy phải có những bước chuyển biến mạnh bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO, v.v. Rõ ràng là bây giờ Erdogan phải xác định các mục tiêu ưu tiên: mục tiêu nào là quan trọng hơn — vấn đề người Kurd, làn sóng phản đối trong nước, phe phái Fethullah Gulen nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ hoặc lập trường có tính nguyên tắc về Assad. Theo tôi, trong tương lai gần chúng ta sẽ thấy những quyết định cụ thể", — nhà phân tích cho biết.
"Quá trình phát triển quan hệ với Iran (bây giờ các máy bay Nga cất cánh từ sân bay Iran) ngay lập tức gây ra một phản ứng mạnh mẽ. Và triển vọng thành lập liên minh chắc là sẽ gây ra phản ứng gay gắt, sẽ vang lên những cáo buộc nghiêm trọng hơn. Theo tôi, phương Tây sẽ cố gắng can thiệp vào quá trình thành lập một liên minh mới.. Nếu Ankara xây dựng quan hệ liên minh với Nga và Iran, thì có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi liên minh với Mỹ. Mà đây là một vấn đề nguyên tắc đối với Hoa Kỳ, họ có thể mất một cầu thủ, "- ông Igor Shatrov cho biết.
Đồng thời, theo ý kiến của nhà phân tích, trong bối cảnh này Mỹ có thể thiết lập quan hệ mang tính xây dựng hơn với Nga để giải quyết vấn đề Syria:
"Tôi nghĩ rằng, Erdogan đang cố gắng xây dựng mối quan hệ với Nga, đồng thời cố gắng duy trì mối quan hệ với Hoa Kỳ, vì thế Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò một "cầu nối" giữa hai nước. Hoa Kỳ không muốn mất một đồng minh, vì thế họ sẽ tiếp tục đối tác với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bối cảnh này có thể thiết lập mối quan hệ mang tính xây dựng hơn với Nga. Và nếu hai liên minh phối hợp chặt chẽ hơn các hành động, thì có thể sớm thành công trong việc đánh bại chủ nghĩa khủng bố,"- nhà phân tích kết luận.