Liệu tàu ngầm hạt nhân có thể giúp gì được cho Seoul?

© Ảnh : Public domaintàu ngầm hạt nhân Mỹ USS Florida
tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS Florida - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Như hãng thông tấn Yonhap đưa tin, nhóm nghị sĩ từ đảng cầm quyền "Senuridan" của Hàn Quốc vừa đưa ra lời kêu gọi xem xét khả năng triển khai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ đất nước, và thậm chí tiếp nhận đội tàu ngầm vào lực lượng hải quân.

Theo kiến nghị của họ, điều này sẽ giúp Nam Triều Tiên đứng vững trước đe dọa tên lửa từ phía Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, trên thực tế, liệu tàu ngầm hạt nhân có thể giúp Seoul thực sự hay không? Nói đúng ra, tàu ngầm hạt nhân hoàn toàn không cần thiết, hơn nữa sẽ rất là nguy hiểm để chúng nằm trong căn cứ tiền phong gần với đối thủ tiềm năng. Không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ không cho phép triển khai tàu ngầm của họ tại các cảng châu Âu. Trong trường hợp bố trí ở phía nam bán đảo Triều Tiên, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ nằm trong phạm vi hoạt động của tên lửa Bắc Triều Tiên và có thể bị phá hủy hoàn toàn. Bên cạnh đó, để đóng căn cứ, trước hết cần phải  xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp ven biển. Triển khai chúng ở Hàn Quốc trong thời gian ngắn, hợp lý là không thể được và cũng không cần thiết. Như  chuyên gia quân sự, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Nga chuyên về tên lửa và pháo binh Konstantin Sivkov đã nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

"Xét từ quan điểm quân sự và chính trị, động thái  tương tự có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, cảng mà tàu ngầm của Mỹ cập bến, trong trường hợp xung đột quy mô lớn sẽ trở thành mục tiêu tấn công. Và không chỉ từ phía Bắc Triều Tiên. Thứ hai, nó sẽ đưa ra thêm cái cớ để tuyên bố rằng, Hàn Quốc đang trở thành bàn đạp cho cuộc xâm lược có thể của Mỹ đến các nước láng giềng, còn Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng căng thẳng trong khu vực. Cuối cùng, nó sẽ cung cấp cho Bắc Kinh và Matxcơva lý do trợ giúp Bình Nhưỡng về mặt kỹ thuật quân sự để ngăn chặn tính hiếu chiến của Mỹ. Có nghĩa là, trên mọi phương diện, hành động như vậy sẽ chỉ có tác động tiêu cực đối với Mỹ và Hàn Quốc".

Chúng ta xem xét vấn đề khác: vấn đề chiến lược quân sự và kỹ thuật quân sự. Để tiêu diệt tên lửa của Bắc Triều Tiên, như người ta vẫn  nói, "đang đứng trên vị trí", tàu ngầm loại "Virginia" hay là "Los Angeles" được trang bị tên lửa "Tomahawk", chỉ cần ở khoảng cách gần một ngàn cây số từ biên giới của Bắc Triều Tiên, và không nhất thiết phải đóng quân trên cảng của Cộng hòa Triều Tiên, "phơi lưng" cho cuộc tấn công có thể. Còn tàu ngầm tên lửa đạn đạo "Ohio" ở Hàn Quốc chẳng để làm gì cả.  Bởi những tên lửa này có tầm bắn từ 3.000 đến 12.000 km. Đối với những khoảng cách gần  hơn có tên gọi là "vùng chết", thì tên lửa đạn đạo trở nên vô dụng. Đó là lý do tại sao các tàu "Ohio" chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ.

Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Tokyo, Seoul và vũ khí hạt nhân

Vì vậy, theo quan điểm của ông Konstantin Sivkov, sáng kiến ​​của Quốc hội Hàn Quốc là hoàn toàn vô nghĩa:

"Tuyên bố như vậy là nỗ lực bất thành nhằm hăm dọa Bắc Triều Tiên. Nếu giả sử người Mỹ và giới chức trách Hàn Quốc thực sự sẽ đi theo hướng đó, thì điều này sẽ chứng tỏ rằng, kế hoạch quân sự và chính trị của họ, nói một cách nhẹ nhàng, là không phải ở đỉnh cao".

 Cũng cần lưu ý là giới chuyên gia nghiêm túc Hàn Quốc cũng không hài lòng với sáng kiến ​​của các nhà lập pháp. Cựu sĩ quan Hải quân Dong Yup Kim, hiện nay là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Gyeongnam phát biểu trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik":

Hàn Quốc phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở đất nước của họ - Sputnik Việt Nam
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ: mối lo chính đáng của người dân Hàn Quốc

"Tuyên bố về việc có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân để đáp trả đe dọa tàu ngầm tên lửa đạn đạo là một động thái rất vô trách nhiệm, chỉ thể hiện sự bất lực trong lĩnh vực an ninh. Từ nhãn quan của tôi, với mục đích giảm đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên thì việc có triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Cộng hòa Triều Tiên hay không,  không có gì khác biệt. Lời kêu gọi mua sắm tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu sân bay — không phải là biện pháp trả đũa. Nga và Trung Quốc không thể không cảm thấy bị đe dọa, nếu sau khi thông qua quyết định triển khai THAAD, Hàn Quốc sẽ không chỉ tiếp tục củng cố liên minh quân sự với Mỹ và Nhật Bản mà còn tự trang bị tàu ngầm hạt nhân".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала