Sau khi Liên Xô tan rã, đất đai nông nghiệp cũng suy thoái, các nhà đầu tư tránh bỏ vốn vào lĩnh vực nông nghiệp mà ưa chọn ngành nguyên liệu. Kể từ năm 1992 Nga đã mất khoảng 35 triệu hec-ta đất canh tác, tức là gần bằng diện tích của toàn bộ nước Đức, — bài tạp chí so sánh.
Tuy nhiên, đến năm 2014 tình hình đã thay đổi.
Những năm gần đây, tỷ trọng nông nghiệp đã tăng lên trong nền kinh tế Nga, bất kể xu hướng toàn cầu. Năm ngoái lần đầu tiên Nga thu được từ xuất khẩu nông sản nhiều tiền hơn là bán vũ khí", — báo Đức viết.
Một trong những nguyên nhân của sự phát triển bùng nổ này là do lệnh cấm vận cung cấp thực phẩm từ châu Âu. Đồng thời, đây là tiếp nối những thành tựu của nền nông nghiệp với những chỉ số cao đã từ lâu tiến ra thị trường thế giới.
Kết quả thu hoạch ngũ cốc tăng trưởng ngay từ năm 2010, và đến năm 2015 Nga thu hoạch nhiều lúa mì hơn Mỹ. Năm nay, vụ mùa bội thu đạt kỷ lục — không dưới 110 triệu tấn. Lực lượng chủ đạo ở đây hiện thời vẫn là những tập đoàn nông nghiệp lớn.
Hàng hóa Nga có tính cạnh tranh lớn hơn còn nhờ tỷ giá hối đoái thấp, góp phần đẩy tăng nhu cầu về các loại ngũ cốc cũng như thịt gia cầm.
Hiện vẫn tồn tại vấn đề với thị trường sữa, vốn nhiều năm nay trong tình trạng khủng hoảng, — Der Spiegel đánh giá. Theo nhận xét của giới chuyên gia, các nhà sản xuất Nga cần từ 8 đến 10 năm để tiến lên đẳng cấp thế giới. Thêm nữa là mong muốn Chính phủ không hủy lệnh cấm vận, bởi nếu không các nhà sản xuất nội địa sẽ phải đối mặt với cạnh tranh nước ngoài gay gắt, — báo Đức kết luận.