Trong khi đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với mối đe dọa này, không chỉ ngáng trở hội nhập liên kết và phát triển kinh tế-xã hội bền vững, mà còn dẫn đến thiệt hại tài chính đáng kể. Chỉ vài năm qua, tác động tiêu cực từ những mối đe dọa này đã gây tốn phí hàng tỷ USD. Đối với vùng Viễn Đông đà gia tăng lưu lượng di chuyển qua biên giới của người và hàng hóa đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường cả quản lý rủi ro về sức khỏe.
Hôm nay trong khu vực đang đối mặt với rủi ro cụ thể gì từ dịch bệnh? Chi phí bao nhiêu để nhà đầu tư cũng như nền kinh tế tránh được bệnh nhiễm trùng? Triển vọng nào cho sự phát triển hệ thống quản lý rủi ro của khu vực về mặt vệ sinh-dịch tễ học? Những thành tố tương lai của hệ thống này là gì? Làm thế nào để giúp các nước nghèo ở châu Á-Thái Bình Dương tạo dựng năng lực cơ bản nhằm ngăn chặn và đối phó với dịch bệnh, và trong sứ mệnh này Nga giữ vai trò ra sao? Liệu có cần đầu tư vào y tế để giảm tổn thất vốn tư bản do dịch bệnh gây ra?
Tất cả những câu hỏi nêu trên đã được bàn luận trong phiên họp chuyên đề "Hội nhập và sức khỏe: Hệ thống quản lý rủi ro dịch bệnh trong khu vực châu Á-Thái Bình hệ thống này là gì?".
"Diễn đàn cung cấp những kinh nghiệm bổ ích và có hiệu quả kinh tế to lớn" — đó là đánh giá chung của ThS-BS Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Khoa cho biết, từ Diễn đàn này trở về, ông mang theo những ý tưởng mới mẻ và thú vị thu nhận từ các đồng nghiệp trong khu vực và hẳn là sẽ có tác dụng hiệu suất lớn khi áp dụng tại Việt Nam.
Xin nói thêm, nhiều báo cáo của các diễn giả ở Tiểu ban này đều nhắc tới Việt Nam như một điển hình thành công về đấu tranh chống dịch bệnh và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Việt Nam được xem như điểm sáng trong công tác phòng trừ bệnh truyền nhiễm, vì vậy không ngẫu nhiên mà bài phát biểu của đại diện Y tế Việt Nam được cử tọa chú ý và hoan nghênh.
Trong cuộc đấu tranh chống dịch bệnh, Việt Nam là một trong những đối tác chủ chốt của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, — ông Nikolai Balan, Trưởng phòng hợp tác quốc tế của cơ quan LB Nga Rospotrebnadzor nhận định. Ông cho biết thêm:
"Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên bình diện này là Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, mà chúng tôi thấy là tổ chức rất độc đáo, cho phép tiến hành những nghiên cứu tiên tiến mà cả hai bên đều cần, rồi sau đó ứng dụng hữu hiệu trong đào tạo cán bộ, sáng chế và hoàn thiện các loại thuốc men trị bệnh".