Tổng thống Philippines đang mạo hiểm như thế nào và vì mục đích gì?

© AFP 2023 / Manman DejetoRodrigo Duterte
Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù các chỉ huy quân sự Philippines tuyên bố trong nước không hề có kế hoạch đảo chính quân sự chống Tổng thống Rodrigo Duterte, nguy cơ phát triển tình hình như vậy vẫn duy trì ở Philippines, - giáo sư Vladimir Kolotov cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Phe đối lập Philippines đang có kế hoạch đảo chính chống ông Duterte
Ông Kolotov nói:

"Tôi nghĩ rằng Tổng thống Duterte rất mạo hiểm khi bắt đầu cuộc chiến cứng rắn chống nạn buôn bán ma túy. Đó là kẻ thù rất nguy hiểm và mạnh mẽ. Dân số Philippine là khoảng gần một trăm triệu người, và một phần ba trong số đó bị phụ thuộc ma túy. Có tính đến mức độ tham nhũng lớn trong hệ thống tư pháp và các cơ quan của bộ máy nhà nước, tổng thống đã buộc phải có những biện pháp cực đoan nhất — kêu gọi người dân bắn chết những kẻ buôn bán ma túy không cần điều tra và xét xử."

Mafia ma túy Philippines đã phải chịu thiệt hại rất lớn. Những kẻ dung túng cho hoạt động của chúng trong bộ máy hành chính và lực lượng an ninh cũng mất "thu nhập". Chắc chắn là họ có thể tham gia vào cuộc đảo chính tiềm năng chống Tổng thống, có thể lập kế hoạch đảo chính trong khi vẫn đưa ra tuyên bố có tính chất trấn an.

Cũng không thể bỏ qua khía cạnh địa chính trị — đó là sự hiện diện của các cơ sở quân sự và căn cứ Mỹ ở Philippines. Chuyện đó đã trở thành một tiền đề: ở những nước mà Mỹ hiện diện quân sự thường có những cơ hội đặc biệt để gây ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại của các nước này. Có nhiều trường hợp khi Washington cố gắng loại bỏ các nhân vật mà Mỹ không ưa ra khỏi sân khâú chính trị. Năm 1963, Hoa Kỳ thành công trong việc loại bỏ tổng thống Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, năm 1979 họ dính dáng vào việc ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, năm 2003 Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị lật đổ, gần đây cũng có âm mưu loại bỏ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Hoạt động của Tổng thống Philippines không phù hợp với mong muốn của phương Tây và Mỹ nói riêng, chuyên gia an ninh Nga Evgeny Mikhailov nói với Sputnik. Theo ông, không thể kiểm soát được Tổng thống Philippines, ông thực sự có tính cách độc lập trong hành động. Theo chuyên gia phân tích, một nhà chính trị như vậy là tấm bia lớn của Mỹ, vốn quen thống trị và áp đặt quy tắc riêng của mình cho các nước khác.

"Tất nhiên, phương Tây sẽ thuận tiện hơn nhiều trong việc kiểm soát các nước có tình trạng hỗn loạn và tội phạm tràn lan — chiến thuật yêu thích của Hoa Kỳ là "nước đục thì dễ bắt cá hơn". Vì vậy, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Mỹ cố gắng gây bất ổn cho Philippines và lật đổ Tổng thống Duterte nhằm tới sự thống trị lớn hơn trong khu vực Thái Bình Dương", — chuyên gia nói.

Kẻ buôn bán ma túy Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines: Quyền mà không một nước nào khác trên thế giới có được
Giáo sư Kolotov cho rằng Tổng thống Duterte nhận thức được mối đe dọa đang treo trước mắt mình. Rõ ràng là ông đang dấn thân vào chuyện mạo hiểm, nhưng vì mục đích gì? Ông Vladimir Kolotov nói:

"Khi mà hàng trăm ngàn người bỏ mạng vì nạn buôn bán ma túy thì cả Mỹ lẫn phương Tây đều im lặng. Nhưng khi dân chúng đứng lên bảo vệ mình thì cái gọi là "các nhà hoạt động nhân quyền" ngay lập tức nổi giận. Tức là khi bọn tội phạm giết người thì tất cả họ đều im lặng, còn khi dân chúng phản đối tội phạm thì họ phản kháng. Tất nhiên, nhà lãnh đạo mạnh mẽ và đầy tham vọng của Philippines không hài lòng khi mà có những kẻ từ phía bên ngoài can thiệp vào công việc của đất nước đã bầu ông lên làm tổng thống."

Một điều quan trọng là liên quan đến vấn đề này ông Rodrigo Duterte tuyên bố ý định xoay trục chính sách đối ngoại về phía Nga và Trung Quốc, với tư cách là đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây. Theo nhà  lãnh đạo Philippine, ông có kế hoạch trong tháng Mười đến thăm và làm việc với Trung Quốc và Nga, nơi ông sẽ tiếp xúc với Thủ tướng Dmitry Medvedev. Theo Tổng thống Duterte, ông không quan tâm về xếp hạng thấp của nền kinh tế Philippines, do chính sách bất thường của ông gây ra. "Cần gì các loại xếp hạng đó, tôi sẽ mở cửa Philippines cho doanh nghiệp Nga và Trung Quốc, để họ hoạt động ở nước chúng tôi, và sẽ ký kết các hiệp định thương mại với họ", — Tổng thống cho biết. Ông hứa sẽ mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia hợp tác về viễn thông và hàng không, các ngành mà trước đó Manila có truyền thống áp dụng chính sách bảo hộ.

Cũng như thường lệ, tuyên bố này của nhà lãnh đạo Philippines khá hứng khởi - ông Vladimir Kolotov cho biết. — Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ  xảy ra. Đó chỉ là tuyên bố hào hứng nhất thời của tổng thống Duterte, hay là ông thực sự sẽ mang đến Bắc Kinh và Moskva các đề xuất và dự án kinh doanh cụ thể?

Đồng thời chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế rằng Philippines là một trong những nước ở khu vực mà Hoa Kỳ có thể triển khai lực lượng sau khi công bố chính sách "trở lại châu Á", tạo ra vùng phòng thủ tên lửa châu Á từ Nhật Bản đến Australia. Vì vậy, nếu Philippines thoát khỏi các căn cứ quân sự của Mỹ, đó sẽ là một đòn rất nghiêm trọng đối với các vị trí của Hoa Kỳ. Và đó một bước tiến lớn trong việc phục hồi đầy đủ chủ quyền của đất nước. Sau tất cả, một đất nước có sự hiện diện quân sự của Mỹ không thể coi là có chủ quyền và độc lập trọn vẹn, chúng ta thấy rõ điều này trong ví dụ của Nhật Bản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала