Mặc dù ông Abe quyết tâm đạt tiến bộ trong vấn đề lãnh thổ kéo dài nhiều thập kỷ về Nam Kuril, đồng bào của ông vẫn có tâm trạng hoài nghi. Mặc dù hầu hết người Nhật nhấn mạnh vấn đề "lấy lại lãnh thổ phương Bắc", theo các cuộc thăm dò gần đây nhất, điều đó không phải là quá quan trọng đối với thế hệ trẻ Nhật Bản. Ở Nga, theo cuộc thăm dò ý kiến, 53% người Nga cho rằng các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai thuộc về Nga. 42% số người được hỏi ủng hộ đàm phán Nga-Nhật về vấn đề lãnh thổ và cho rằng cần đạt thỏa thuận chung. Chỉ có 1% người Nga ủng hộ việc chuyển giao cho Nhật Bản tất cả bốn hòn đảo trong chuỗi Kuril. Nói chung, hơn một nửa số người được hỏi coi Nhật Bản là đất nước thân thiện với Nga. Cuộc điều tra được tiến hành theo đề nghị của Đại sứ quán Nhật Bản tại Liên bang Nga hồi mùa xuân năm nay, nhưng kết quả mới được công bố gần đây, rất có thể là trong bối cảnh chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga đến Nhật Bản.
Xin nhắc lại một bài gần đây trên "Yomiuri" viết rằng, Tokyo đang xem xét khả năng ký kết hiệp ước hòa bình với Nga, giải quyết dứt điểm vấn đề với chuyển giao hai hòn đảo Nhật Bản, còn quyết định về hai hòn đảo khác thì hoãn lại sau này. Bộ Ngoại giao Nhật Bản vội vã bác bỏ tin tức này. Tuy nhiên, một số chuyên gia không loại trừ rằng các nhà chức trách Nhật Bản sẵn sàng thực hiện một sự thỏa hiệp và do đó cố tình tiết lộ cho giới truyền thông để thăm dò phản ứng của xã hội về một lựa chọn như vậy. Ý tưởng chuyển giao cho Nhật Bản hai hòn đảo, như quy định trong Tuyên bố chung năm 1956, đã được thảo luận vào năm 2001 tại cuộc gặp của các Vladimir Putin và Yoshiro Mori tại Irkutsk, nhưng sau đó đã không trở lại với ý tưởng này. Theo quan điểm của các nhà phân tích, việc chia ra hai cặp đảo tạo ra khó khăn lớn cho quá trình đàm phán trong 60 năm qua.
Rõ ràng, Nhật Bản đã thay đổi chiến thuật trong quan hệ với Nga, nhưng chiến thuật nào thì vẫn bộc lộ — chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Oleg Kazakov nói với Sputnik:
"Điều trước tiên mà ông Abe tuyên bố là tách chính trị ra khỏi kinh tế, tức là có xu hướng rõ ràng về giảm mối liên hệ giữa vấn đề lãnh thổ và hợp tác kinh tế Nga-Nhật. Vấn đề chưa lộ rõ ở đây là chiến lược của Nhật Bản. Nếu đúng như họ nói, Nhật Bản sẽ đòi lại tất cả bốn hòn đảo, thì điều gì đã thay đổi trong triết lý "phương pháp tiếp cận mới"? Dư luận Nga cũng như trong xã hội Nhật Bản chưa có một sự hiểu biết đầy đủ về phương pháp tiếp cận mới trong quan hệ với Nga. Theo quan điểm của tôi, bài viết được đăng trong "Yomiuri" chỉ để cho các nhóm chính trị khác nhau nêu lên quan điểm của họ về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng ở Nhật Bản vẫn có có lực lượng cho rằng họ có thể một lần nữa cố gắng "gây sức ép" với Nga để "đổi vùng lãnh thổ lấy hợp tác kinh tế và hỗ trợ tài chính". Tuy nhiên, cách tiếp cận trực tiếp như vậy không có kết quả."
Theo kế hoạch do Thủ tướng Abe đề xuất, Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Nga không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn trong nông nghiệp, y tế, cơ sở hạ tầng đô thị, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các lĩnh vực khác. Điều đó liên quan như thế nào với giải pháp cho vấn đề lãnh thổ? Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Ulyukayev từng nói:
"Kinh tế là nền tảng, kinh tế tạo ra sự tin tưởng. Nếu trên nền tảng kinh tế xuất hiện sự tin tưởng, các nhà lãnh đạo chính trị có thể đưa ra quyết định được suy tính kỹ càng."
Nhiều khả năng, các nhà lãnh đạo chính trị được nói đến ở đây là các ông Putin và Abe. Còn cụm từ "quyết định được suy tính" có nghĩa là gì thì còn phải phỏng đoán. Công việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Nhật Bản đang được tiến hành. Bộ Ngoại giao hai nước đã tổ chức hai vòng đàm phán về vấn đề này, nhưng nội dung các cuộc trao đổi vẫn trong sương mù bao phủ.